Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Hiện tượng lạ của năm 2011

ĐÂY LÀ HIỆN TƯỢNG
CHÚNG TA CHỈ THẤY MỘT LẦN TRONG ĐỜI MÌNH

1./ Lịch tháng Bảy năm 2011:
CN
 Hai
Ba
Năm
Sáu
Bảy





1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31






     5 ngày thứ Sáu, 5 ngày thứ Bảy và 5 ngày Chủ Nhật. Điều này chỉ xuất hiện một lần trong 823 năm. Nó được gọi là "những bị đựng tiền".

2./ Năm 2011 này còn có những ngày rất đặc biệt: 1/1/11, 1/11/11, 11/1/11, 11/11/11

3./ Và thêm không kém phần ly kỳ nữa như sau: Lấy hai con số cuối cùng cuả năm sinh của bạn (ví dụ sinh năm 1980 thì lấy số 80) cọng với số tuối cuả bạn năm nay (sinh 1980 thì năm nay là 31 tuổi), kết quả sẽ luôn luôn là 111 (80+31=111). Đúng cho tất cả mọi người trên thế giới. 
 Bạn thử với năm sinh và số tuổi của bạn coi!
Sưu tầm

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Chiều Nguyên Thiều

                                                          Bên Tháp chàm cô liêu
                                                          Rặng liễu đứng đìu hiu
                                                          Cánh chim chiều đã mỏi
                                                          Trong hoang phế tiêu điều.


                            Ngàn năm xưa hiện về
                            Ngàn năm sau về đâu?
                                                       Ôi! Thời gian trôi mau
                                                       Như nước chảy qua cầu


                                                           Bóng Chiêm nương nàng ơi
                                                           Những vũ điệu tơi bời
                                                           Apsara  ma quái
                                                           Tiếng khèn nghe chơi vơi


                               Tiếng chuông chùa boong boong
                               Bước chân ai ngập ngừng
                               Chiều Nguyên Thiều im lặng
                               Lòng ta lại bỗng dưng...

                                                      Nguyên Thiều, 17- 06 .. Tân Mão      
                                                                                                Như Chơn

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

GĐPT CHƠN TRUYỀN HUYỆN TÂY SƠN
TỔ CHỨC LỄ PHÁT NGUYỆN

16giờ 00 tại chánh điện chùa Chơn Truyền huyện Tây Sơn, GĐPT Chơn Truyền đã tổ chức lễ Phát nguyện cho 59 đoàn sinh mới.
          Về dự Lễ Phát nguyện cho đoàn sinh mới của GĐPT Chơn Truyền có: Sư cô Thích Nữ Thị Dung - Trú trì chùa Chơn Truiyền, Cố vấn GĐPT Chơn Truyền. Về BĐD GĐPT Tây Sơn có các anh chị : Huynh trưởng cấp Tín Quảng Xuân - Nguyễn Văn Bông - trưởng Đại diện Phân ban GĐPT Bình Định tại Tây Sơn, Anh Thị Thạnh - Phạm Tấn Lộc - thư ký BĐD và các huynh trưởng trong BĐD GĐPT huyện Tây Sơn. Đông đảo phụ huynh đoàn sinh, các Cô, Bác trong Ban hộ tự và đạo hữu về dự làm cho buổi lễ tăng phần long trọng.
          59 đoàn sinh mới tề tự nghiêm trang trong chánh điện làm lễ Phật theo nghi thức GĐPT. Do chánh điện nhỏ, nên chương trình lễ phát nguyện được tiến hành tại sân chùa, trước chánh điện. Sau khi niệm Phật cầu gia bị, Bài ca Sen trắng cất lên rộn ràng khai mạc cho buổi lễ phát nguyện trang nghiêm bắt đầu.
Niệm Phật

          Huynh trưởng cấp Tập - Nguyễn Công Dụng thay mặt Ban Huynh trưởng nhắc lại ý nghĩa huy hiệu Hoa sen trước khi các đoàn sinh mới phát nguyện.
BĐD GĐPT Tây Sơn

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

h
DANH SÁCH CHƯ THÁNH TỬ ĐẠO

Năm 1963, Phật-giáo Việt-Nam bị đại nạn. Ngô triều triệt hạ cờ Phật-giáo, chủ trương tiêu diệt Phật-giáo và đàn áp dân chúng.
Lúc bấy giờ toàn thể Tăng, Ni và đồng bào Phật tử toàn quốc, cả Nam Tôn và Bắc Tôn đồng đứng dậy tranh đấu mãnh liệt, để bảo vệ Phật-giáo và cứu nguy Dân tộc.
Đến lúc căng thẳng, tình hình quá đen tối, Bồ Tát Quảng Đức đem thân làm đuốc, đốt lửa từ bi soi sáng cho Dân tộc và Đạo pháp,phá tan mây mù vô minh hắc ám của chế độ độc tài nhà Ngô, nêu gương oai hùng bất khuất của Dân tộc Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, làm chấn động thế giới, cả quốc tế đều kính phục
Ngọn đuốc từ bi và oai hùng của Bồ Tát Quảng Đức mở đầu cho một loạt những ngọn đuốc thiêng khác, tiếp tục thắp lên từ năm 1963 cho đến bây giờ.

Dưới đây là danh sách các chư thánh tử đạo đã vị Pháp vong thân.
DANH SÁCH CHƯ THÁNH TỬ ĐẠO
8 thánh tử đạo

Lúc 5 giờ chiều ngày 7/5/1963 (tức ngày 14/4 năm Quý Mão), trong dịp lễ kỷ niệm Lễ Phật Đản PL 2507 ...
Ngô Đình Diệm ban lệnh cấm treo cờ Phật giáo quốc tế khiến cho công luận hoang mang sửng sốt và tạo làn sóng bất mãn trong mọi giới Phật giáo.
Sáng sớm hôm sau, hàng vạn đồng bào Phật tử rước Phật từ Chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm dự lễ Phật đản chính thức đã trương biểu ngữ: “Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ”.
Trong buổi lễ, đại diện lãnh đạo tổng hội đã công khai long trọng tuyên bố rằng nguyện vọng của Phật tử là rất chính đáng và có tính cách xây dựng. Nhưng 9 giờ 30 tối hôm ấy 15/4 Quí Mão (8/5/1963) trong lúc hàng vạn Phật tử đang tụ tập trước đài Phát thanh Huế (phía trên đầu nam Cầu Trường Tiền) nóng lòng chờ đợi nghe buổi phát thanh thường lệ của Phật giáo thì chính quyền Huế cho quân đội cảnh sát với xe tăng, lựu đạn đến giải tán. Cuộc đàn áp đẫm máu đã xảy ra làm 8 Oanh Vũ, đoàn sinh Gia đình Phật tử bị xe tăng cán chết thê thảm tại chỗ và nhiều người khác bị thương.
daiphatthanh8 thanh tu
Danh sách 08 Oanh Vũ, đoàn sinh GĐPT Việt Nam tử vì Đạo tại đài phát thanh Huế 1963

   1. Nguyễn Thị Ngọc Lan – 12 tuổi
   2. Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoa - 12 tuổi
   3. Dương Văn Đạt – 13 tuổi
   4. Đặng Văn Công – 13 tuổi
   5. Nguyễn Thị Phúc – 15 tuổi
   6. Lê Thị Kim Anh – 17 tuổi
   7. Trần Thị Phước Trị – 17 tuổi
   8. Nguyễn Thị Yến – 20 tuổi

Chính cái chết của 08 Oanh Vũ, đoàn sinh GĐPT VN đã gây công phẫn cho công luận châm ngòi cho cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo trong sự kiện pháp nạn 1963 mà kết thúc là cái chết của tổng thống Ngô Đình Diệm và sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng Hòa


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Những thần đồng gốc Việt lừng danh trên thế giới

      Bên cạnh các nhà khoa học vĩ đại thì chính những “cậu nhóc, cô nhí” này đang tô điểm cho tài năng và trí tuệ của người Việt trên trường quốc tế.
      Đến từ Canada, Mỹ, Đức những nơi khác xa nhau về mặt địa lý, ngôn ngữ.... Thế nhưng, có một điều chắc chắn là họ cùng mang trong mình dòng máu Việt Nam, đó chính là người con của đất nước hình chữ S. Điều đặc biệt, mỗi người con xa xứ ấy, là một kỳ tài hiếm thấy, những hiện tượng trên thế giới và là những thần đồng trong mắt bạn bè, người thân.
      Bây giờ chúng ta cùng điểm danh những cái tên đang làm rạng rỡ cho quê hương, đất nước này nhé!
      James H. Nguyễn – Chàng trai tốt nghiệp cao đẳng hạng danh dự năm 14 tuổi
      James H. Nguyễn, hiện nay đã 28 tuổi, đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Anh sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi. James H. Nguyễn lên đại học University of California, Irvine, năm 14 tuổi và mỗi học kỳ anh đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc. Từ năm 2000 đến 2002 và cho đến khi được nhận vào trường y St. George's University, anh làm phụ giáo môn sinh lý học tại ĐH Santa Ana.
J.H.Nguyễn hiện đang rất thành đạt tại nước Mỹ
       Năm 2009, bác sỹ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National American College of Physicians Champion) với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực với mức nguy hiểm thấp.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Giấc mơ của Ngoại

                  Ngoại ngồi trên chiếc chõng tre mắt đăm đăm nhìn ra đầu ngõ, tới giờ này thằng cu Tý vẫn chưa về, tiếng con chim chiều kêu sao buồn da diết.
                  Từ ngày cha,mẹ cu Tý gặp tai nạn, cu Tý ở với Ngoại từ đó đến giờ. Ngoại buồn lắm, mắt đã mờ, lưng còng theo gánh nặng của thời gian, chỉ còn cu Tý là niềm an ủi cho ngoại tuổi già.Mấy tháng nay, bạn bè rủ rê nó đi sinh hoạt Gia đình Phật Tử gì đó, Ngoại quen dần, cứ chiều chủ nhật là Ngoại đợi cu Tý sinh hoạt về là cả hai bà cháu cùng ăn cơm, Ngoại thấy cũng vui vui. Nó lanh lợi hơn nhiều, liến thắng, luôn miệng ca hát suốt ngày. Nó biết sửa lại hàng dậu trước ngõ, chăm sóc vườn rau, còn kể cho Ngoại nghe những câu chuyện về Phật mà nó học đâu ở dưới chùa, nhìn nó vui lòng Ngoại cũng vui theo.
                  Nắng chiều đã tắt sau đồi, tiếng con chim chiều cũng im bặt không còn nghe nữa. Mọi khi đến giờ này hai bà cháu đã dùng xong bữa cơm chiều rồi. Lòng bồn chồn, Ngoại lần mò ra ngõ, đường làng vắng tênh, Ngoai nheo nheo đôi mắt đã mờ nhìn về phía cuối đường, không có bóng người qua lại. Tội cho thân thằng bé cút côi, Ngoại thở dài quay lại chiếc chõng tre ngồi chờ đợi. Mới ngày nào nó chập chững biết đi, Cha Mẹ nó tai nan  qua đời. Bây giờ trông nó đã lớn, có lẽ nó đã lớn, nó không còn thích ngồi vào lòng Ngoại nghe kể chuyện đời xưa.
                  Có tiếng chân ngoài ngõ, cu Tý đã về vừa đi vừa chạy cu Tý thở hổn hển, biết Ngoại đang lo lắng, cu Tý vòng tay thưa Ngoại con về trễ, Ngoại ơi, Ngoại biết không! Chiều nay tụi con bận bàn chuyện ngày mai đi cắm trại, mai Ngoại cho con đi trại nghe Ngoại, nó liến thoắng một hồi. Tổ cha mầy sao ở lâu vậy, đi trại bỏ Ngoại ở nhà một mình ha, mà cắm ở đâu? Gần hay xa. Ở tận dưới Nguyên Thiều Ngoại ạ, để con qua thưa dì Tám qua đây ngủ với Ngoại một đêm, nó làm như người lớn an ủi Ngoại, có hai ngày một đêm thôi mà chiều mốt con về. Hai bà cháu mãi nói chuyện quên đi bữa cơm chiều đã nguội lạnh. Trách yêu nó vậy thôi, lòng Ngoại cũng rạo rực, kỷ niệm ngày xưa như quay về một thời son trẻ Ngoại cũng đã từng đi qua. Ừ, thì nó đi cùng bạn bè cho mở rộng tầm mắt chứ lẩn quẩn trong luỹ tre làng này biết bao giờ mới khôn lớn. Hai bà cháu vừa ăn cơm vừa trò chuyện, nó luôn mồm tả lại cảnh sinh hoạt ở đất trại do các anh chị Trưởng kể lại cứ y như là nó đã từng đi cắm trại rồi. Ngoại ngồi lặng thinh nghe nó kể chuyện, nhìn gương mặt hân hoan, náo nức của nó lòng Ngoại thêm vui.
                 Ăn cơm xong, nó nhanh nhảu dọn dẹp chén bát, rửa sạch xong gọn gàng đâu vào đó, nó vào buồng lấy ba lô ngồi nhẩm tính những vật dụng mang theo, lần đầu tiên lòng nó có một cảm xúc mới dâng trào, gưong mặt hớn hở, nó sắp được đi xa, ngày mai nó được đi cắm trại, đêm nay chắc nó không ngủ được. Còn Ngoại, trong giấc mơ chập chờn Ngoại thấy cu Tý với đôi cánh trên vai đang bay lượn giữa bầu trời cao rộng.

                                                                                         Như Chơn

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

CÂU CHUYÊN DƯỚI CỜ ngày 03 tháng 7 năm 2011

            Thưa Anh Chị Em,


Trong quá trình học và đọc Kinh điển, chúng ta thường gặp những từ Hán Việt mà nói lên là chúng ta biết liền nhưng không thể dịch ra bằng MỘT từ tương đương bằng tiếng Việt một cách chính xác và đầy đủ ý nghĩa  Xin lấy 1 ví dụ nhỏ, như từ “vô minh” ( avijjã) [vô minh là một “khoen” trong 12 khoen của vòng tròn 12 nhân duyên.