Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Nhật ký sinh hoạt

Chủ nhật ngày 27 tháng 5 năm 2012 nhằm 07 tháng 4 nhuần năm Nhâm Thìn. Gia đình Phật tử Phước Sơn sinh hoạt thường kỳ tại Đoàn quán chùa Phước Sơn.
Sĩ số : 95. trong đó Huynh trưởng :06
                              Thiếu Nam     : 10
                              Thiếu Nữ       : 26
                              Oanh Vũ Nam: 10
                              Oanh Vũ Nữ  : 43
Đoàn Oanh Vũ Nữ Trực. Lễ Phật: Chủ lễ Thanh Trà, Chuông Thu Hân , Mõ Lan Anh
Câu chuyện dưới cờ : Chuyện con Thằn lằn . Nội dung sẵn sàng giúp người và vui vẽ nhận sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn.( Anh LĐT ).
Nội dung bàn chuyên đề về việc chuẩn bị trại Gia đình vào các ngày 13, 14 và 15 tháng 4 nhuần năm Nhâm Thìn tại chùa Phước Sơn.
Sau khi triển khai công việc, các Đoàn tổ chức sinh hoạt đon vị mình để bàn và phân công chi tiết.
Cuối giờ, Đoàn thiếu nữ giặt trại mới, các đoàn tập văn nghệ hiên đã đăng ký 22 tiết mục rồi, múa nhiều quá chừng. Oanh vũ sinh hoạt chung.
17 giờ Anh liên đoàn trưởng nhắc nhở giờ nhập trại và các công việc cần chuẩn bị cho tuần sau.
Dây thân ái.

Thu Hân - Thanh Trà - Lan Anh




Oanh Vũ Nữ

Oanh Vũ Nam

Thiếu Nữ

Thiếu Nam

Oanh vũ tập múa


Múa " bẹo tai "

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

                        







     Thưa Anh Chị Em Áo Lam
     Năm nay lại là một năm nhuần với 2 tháng Tư, chúng ta sẽ có một mùa Phật Đản dài hơn mọi năm.


    Đạo Phật dạy chúng ta con đường trung đạo, không quá kỷ luật khắt khe mà cũng không quá giãi đãi, không sống xa hoa, cũng không quá ép xác v.v.. cái gì cũng vừa đủ, trung dung .. 

     Mượn ý Đạo ấy, thương mến chúc tất cả Anh - Chị - Em Áo Lam khắp nơi:

Vừa đủ Hạnh phúc để giữ tâm hồn được ngọt ngào!
Vừa đủ Thử thách để giữ mình luôn kiên cường!
Vừa đủ Phiền não để thấy mình thật sự là một con người!
Vừa đủ Hy vọng để thấy mình an lạc!
Vừa đủ Thất bại để mãi khiêm nhường!
Vừa đủ Thành Công để giữ mãi nhiệt tâm!
Vừa đủ Bạn bè để bớt cảm giác cô đơn!
Vừa đủ Vật chất để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống!
Vừa đủ Nhiệt tình để có thể chờ đợi trong hân hoan!
Vừa đủ Niềm tin để xua tan thất bại! 



     Ngoài ra, Đức Phật dạy: đối với những ai biết lắng nghe, biết nhìn ngắm, biết quán chiếu .. thì một ngọn cỏ, một lá cây, cho dù nó không nói lời nào, cũng có thể dạy chúng ta những bài học “vô ngôn”.


     Vì vậy, xin mời Anh - Chị -Em, chúng ta hãy cùng đọc bài thơ giống như 1 bài thơ tình yêu dưới đây của Pushkin, 1 thi sĩ người Nga, với con mắt quán chiếu, xem thi sĩ muốn nói điều gì và đối với mỗi Anh - Chị - Em chúng ta, nó có ý nghĩa gì mới mẻ hay không?


Thay lời mùa đông (thơ Pushkin)


Em đừng như mùa xuân
Vội vàng hoa nào cũng nở,
Để cùng tàn lụi một lần…

Em đừng như mùa hạ
Nắng chói chang mưa ào ạt đến!

Cũng đừng như mùa thu
Chẳng của riêng ai trời xanh đắm đuối…

Em hãy như mùa đông
Nắng trầm tư
Vàng rơi từng chiếc lá,
tháng năm gió heo may thổi cả
Để nắng sớm mai thay sắc mọi lòng

Anh sẽ đi qua
Cái quyến rũ mùa xuân
Cái nóng bỏng mùa hạ
Cái xôn xao của mùa thu rất lạ
Đến bên em
Se giá mùa đông
Tình yêu nguyên vẹn say thầm lặng
Thu nắng bốn mùa gửi lại mắt em trong.

 

Thân kính chúc Anh - Chị - Em một mùa Phật Đản AN LẠC và GIẢI THOÁT.


Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
Nguồn GĐPT trên thế giới

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

THƠ Như Vũ - HẠ TRẮNG

                                   HẠ TRẮNG


_Kỷ niệm ngày giỗ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tròn 6 năm .  


 


Ta chỉ biết đời ta là lá cỏ .
Mong hạ về ! Sưởi ấm lối rêu xưa .
Em cứ ngỡ, lời ta như gió thoảng ?
Mãi đi tìm giọt nắng ngủ trong mưa .

Rồi một mai nắng về bên song cửa .
Em nghe mình thời trẻ chóng qua mau .
Say một thoáng, lối xưa miền cỏ dại.
Nốt nhạc nào nhỏ giọt đọng tên nhau ?

Còn đâu ! Nửa kiếp đời phiêu lãng ?
Hãy yêu nhiều màu nắng trắng khăn tang .
Sáng mai ôm lấy chiều dĩ vãng .
Hạ khơi nguồn ! Ai hát Trịnh Công Sơn ?…

Tặng em nắng hạ Sài Gòn .
Chợt mưa , chợt nắng dỗi hờn vu vơ .
Tách cà phê - đắng hững hờ .
Hồn ta rụng giữa đôi bờ hư không  !


Chùa Long Huê-Gò Vấp , Sài Gòn Ngày 01/04/2007

Như Vũ-Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

NHẬT KÝ SINH HOẠT

Chủ nhật 20 tháng 5 năm 2012 - Nhằm ngày 30 tháng 4 năm Nhâm Thìn, GĐPT Phước Sơn sinh hoạt thường kỳ tại Đoàn quán - Chùa Phước Sơn.
Sĩ số : 73 - Huynh trưởng : 06
Thiếu nam :                        09
Thiếu nữ:                           11
Oanh vũ nam:                    11
Oanh vũ nữ:                      36
Đoàn trực : Thiếu nữ - Huynh trưởng : Mai
Chủ lễ : Thư - Chuông : Sương - Mõ :
Câu chuyện dưới cờ: Lỗ nhỏ - đắm thuyền ( anh LĐT )
Học tập: Các đoàn tổ chức ôn tập phật pháp của 4 bậc học: Mở mắt, Cánh Mềm và Hướng Thiện, Sơ Thiện. Ôn tập gút và truyền tin.

Kế hoạch triển khai: Các Đoàn chuẩn bị cho việc cắm trại Gia đình
       Thời gian: Vào các ngày 13 - 14 - 15 - tháng 4 ( nhuần) năm Nhâm Thìn.
       Địa điểm:  Chùa Phước Sơn
       Mỗi Đoàn : 1. Cắm 01 trại triển lãm và các trại cá nhân theo đoàn số.
                                         Làm cổng trại.
                                         Báo tường .
                                         Chuẩn bị đồ thủ công để trang trí.
                           2. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ ( Sân khấu ) để diễn vào tối 14/4 nhuần.( Chủ nhật tuần tới các đoàn báo cáo các tiết mục đăng ký cho đêm diễn để Ban Huynh trưởng duyệt sơ bộ).
                           3. Các Đoàn tự tổ chức nấu ăn trong suốt thời gian trại.
                           4. Thi vượt bậc trong chương trình trại.
                           5 tổ chức lễ lên Đoàn cho một số Đoàn sinh đủ tuổi.        


Thiếu nữ  trực



Sương - Thư -

Lễ Đoàn

Trò chơi Phật bảo

Oanh vũ nữ tạt bóng

Oanh vũ nam Đá báng ma

Giật cờ

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

                  Yêu Thương Theo Phương Pháp Phật Dạy




Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư NH về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”.


Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu - Vĩnh Phúc, Thiền sư NH đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.


Miệng mỉm cười, ông đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California - Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật? Cô ấy hiểu con - chàng trai trả lời đơn giản.


Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu.


"Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết", Thiền sư kết luận.


Muốn thương phải hiểu
Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ.
Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc.
Không hiểu, không thể thương yêu đích thực.
Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.


Mỗi người có những nỗi niềm, khổ đau, bức xúc riêng. Nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.


Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.


Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ "đói" thương, "đói" hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.


Vậy nên, "có hiểu mới có thương" là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.


Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.


Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả


Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.


"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.


"Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.


Như vậy, "từ bi" theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. "Từ bi" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.


"Hỉ" là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.


"Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.


Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có "từ bi hỉ xả không"? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: "Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?..." Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ "từ bi hỉ xả"?
Tình dục và tình yêu


Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về "thân tâm" trong truyền thống văn hoá Á Đông.


Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là "nhất như", tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.


Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.


Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.


Bạn muốn thương yêu theo phương pháp Phật dạy chăng? Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy!

Nguồn từ GDPT trên thế giới

LẠC RỪNG

                                                               Như Chơn

          Đến bên bờ suối, dưới bóng cây sung xù xì trông ngộ nghĩnh, cả đoàn dừng lại để đợi, còn hai người nữa đi tụt lại phía sau.
         - Cây này anh Nhã bảo đem được về nhà là có chục chai.
         - Năm chai thôi cũng cố sức.Thằng Hoàng nói.
         - Hái Duối ăn anh em ơi. Hằng la lên.
          Nhìn lên cây Duối trái chín vàng ươm, mùa này dọc đường rừng các loại trái  chín đầy cây như mời mọc.Trái Cơm nguội đen tuyền, trái Nho rừng tím ngát... tất cả đều mộng nước.Cả đoàn loay hoay dưới gốc duối , có ai đó phát biểu:
          -Trời chiều rồi chúng ta về thôi không đợi nữa.
          - Nếu trời mưa làm sao qua sông được.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

THÁC ĐỔ

   Cách chùa Phước Sơn đi về hướng tây khoảng gần hai tiếng đồng hồ đi bộ, qua làng Đồng dầu rồi đến Xà tang. Nơi du lịch sinh thái mà GĐPT Phước Sơn thường chọn cho những chuyến sinh hoạt dã ngoại của gia đinh, chương trình này dành  cho ngành Thiếu nhằm tập luyện cho các em về những kỷ năng chuyên môn về cách dựng trại, áp dụng các loại gút, nấu cơm trong điều kiện ẩm ướt...nhất là nhiều tình huống xảy ra tự các em giải quyết một cách độc lập và đầy sáng tạo, tạo cho các em niềm tin nhất định nào đó. Thác đổ có một hồ bơi thiên tạo rất tuyệt vời ( xin nói nhỏ )qua những chuyến đi này hầu như tất cả đoàn sinh đùa giỡn dưới làn nước mát như những chú rái cá thực thụ dù trướ đây có ít em biết bơi. Các em hoà mình cùng thiên nhiên hơn hơn bao giờ hết,  qua đó các em thấy mình gần gũi với thiên nhiên hơn từ những chuyến đi thực tế này. Sau đây là một vài hình ảnh sinh hoạt của ngành thiếu tại thác đổ.



            Xin mời Acm xem clip để thấy Thác đổ hùng vĩ như thế nào...??

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012




Bảo Tượng Phật Ngọc Lớn Nhất Thế Giới.


 - Ngày 8-4-2012, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã khánh thành Bảo tượng Phật ngọc bằng đá sapphire nặng 31 tấn (cả bệ), đặt trong một tòa bảo tháp uy nghiêm. Đây là pho tượng Phật ngọc bằng đá quý lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.






Từ mùa Phật đản năm nay trở đi, du ngoạn lên thiền viện Tây Thiên, du khách sẽ được chiêm bái bảo tượng Phật Thích Ca bằng đá sapphire tuyệt bích.


Tôn tượng vừa mới được khánh thành vào ngày 8-4-2012, cùng với tượng đài Quan Âm bằng đá trắng, và lễ đặt đá khởi công xây móng đại tượng Phật cao 49m bằng đá hoa cương có tên Việt Nam Hộ Quốc Phật Đài.





Bảo tượng được đặt trong tòa bảo tháp khang trang và uy nghiêm, xây dựng trên diện tích 200m². Toàn bộ tác phẩm điêu khắc đá quý có chiều cao 3,45 m với khối lượng 31 tấn, tạo tác Đức Phật Tổ Như Lai đang ngồi kiết già theo tư thế thuở xưa Ngài nhập định 49 ngày dưới cây bồ-đề.




Nhưng ở đây không có cây bồ-đề, mà sau lưng Ngài tựa vào vách đá tạc hình hài lá bồ-đề. Gương mặt tượng mang hình nét thuần hậu mềm mại của người Việt. Thế mới biết Phật ở đâu thì sẽ mang hình hài văn hóa dân tộc nơi đó, chẳng thế mà trong kinh Phật có câu “ngàn muôn ức hóa thân Phật”.


Chính vì thế Ngài hóa thân ở đất nước nào thì sẽ được người dân nước đó thổi hồn riêng qua góc nhìn của họ. Toàn bộ tượng ánh lên màu đen bóng long lanh của ngọc, bề mặt mịn đến mức không một tì vết

Nguồn từ internet
Hoạt động thanh niên
Vòng dĩa giúp giải mật thư thay thế CLO
Vòng dĩa là một dụng cụ đơn giản nhưng khá hữu ích khi tham gia giải mật thư. Chúng ta thường gặp những loại mật thư “Chữ thay Chữ” hoặc “Chữ thay số” thì chiếc vòng dĩa này là một trợ thủ đắc lực cho ta dễ dàng giải những mật thư dạng này.
Cách làm rất đơn giản : Các bạn hãy làm như hình trên.
a. Lấy bìa cứng cắt thành 3 vòng tròn từ lớn đến nhỏ. Mỗi vòng chia đều là 26 phần bằng nhau (hoặc 29 phần chi tiếng việt) ứng với 26 chữ cái trong mẫu tự  Latinh.
b. Dùng nút bốp ghim chúng lại với nhau theo dạng ĐỒNG TÂM để dễ dàng xoay vòng.
c. Khi giải khoá, ta chỉ cần xoay vòng dĩa sao cho khớp chữ với chữ ( hoặc số với chữ) rồi cứ thế mà tra cho hết bản tin.
Dưới đây, chúng tôi có chuẩn bị sẵn 3 hình riêng biệt các bạn chỉ việc in, cắt và xếp chồng lên nhau là bạn sẽ có ngay 1 chiếc dĩa này.
Vòng 1:
Vòng 2
Vòng 3

Minh Luật - GĐPT Thiện Hoa 2

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

NHẬT KÝ SINH HOẠT

     Hôm nay chủ nhật, ngày 13 tháng 5 năm 2012 nhằm ngày 23 tháng 4 năm Nhâm Thìn.
GĐPT Phước Sơn sinh Hoạt thường kỳ tại Đoàn quán - Chùa Phước Sơn - Phú Mỹ, Tây Phú, Tây Sơn, Bình Định.
     Tổng số :        66
Huynh trưởng:     04
Thiếu Nam:         06
Thiếu nữ :           10
Oanh vũ nam:     12
Oanh vũ nữ :      34 
 
 Huynh trưởng trực : Chị Quang Phương - LĐPhó.
Lễ Phật : Đoàn Thiếu nam: Chủ lễ Huỳnh Quan Phúc. Chuông : Võ Thế Đông. Mõ: Thanh Hà.
Câu chuyện dưới cờ: Luôn xác định tư tưởng trước khi hành động.

     Hôm nay các bậc học ôn luyện các môn gút, morse, văn nghệ.
Sau 45 phút ôn luyện các môn học theo Đội, Chúng, Đàn. Các em Oanh vũ tập múa chuẩn bị cho chương trình văn nghệ vào Rằm tháng tư tới đây.
Số còn lại thì Nam theo Anh Toàn đá bóng, Nữ thì nhảy dây, ném bóng. Gần cuối giờ các chị Thiếu nữ cùng với các chú tiểu quét lá sân chùa.

     Trước giờ Dây thân ái, Anh LĐT tổng kết buổi sinh hoạt, nhắc nhở cho buổi sinh hoạt tuần sau. Đặc biệt là nhắc các anh chị ngành Thiếu : Ngày mai ai có điều kiện thì về Chùa phụ chuyển cữa, tủ .v.v. sang chùa Thiên Sơn ( Chùa Bà Nghĩa).

     Sau đây là hình ảnh buổi sinh hoạt.

Thế Đông - Quan Phúc - Thanh Hà







Thêm chú thích



Lạy Phật

Sám hối



Ôn lại bài múa Mẹ Từ Bi


Thêm chú thích




Cuối giờ: Oanh Vũ cứ đá bóng, các chị cứ quét lá

Chủ nhật, ngày 13 tháng năm năm 2012


CA DAO MẸ


Hôm nay, ngày chủ nhật của tuần thứ hai tháng 5 dương lịch hằng năm, nhiều nước tổ chức kỷ niệm Ngày Của Mẹ. Ngày Của Mẹ, hay nói đúng hơn là Ngày Của Mẹ Cho Hòa Bình (Mother's Day for Peace) theo tinh thần Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu ("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe. Thời của bà Julia Ward Howe và Anna Maria Reeves Jarvis, cuộc “Nội Chiến” ở Hoa Kỳ 1864 – 1868 đã làm cho biết bao người phụ nữ mất chồng, mất cha. Sau cuộc nội chiến, ý tưởng về Ngày của Mẹ khởi xướng từ phong trào hòa bình của phụ nữ Hoa Kỳ, là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ.

“Trái tim người mẹ là một hố sâu thẳm và mênh mông. Nơi tận cùng của nó, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ.” - (Honoré de Balzac)


Ngày Của Mẹ, nhớ nhiều đến giai khúc CA DAO MẸ của Trịnh

1 - Mẹ ngồi ru con 
Đong đưa võng buồn
Đong đưa võng buồn
Mẹ ngồi ru con 
Mây qua đầu ghềnh
Lạy trời mưa tuôn
Lạy trời mưa tuôn 
Cho đất sợi mềm
Hạt mầm vun lên
Mẹ ngồi ru con 
Nước mắt nhọc nhằn 
Xót xa đời mình.

2 - Mẹ ngồi ru con 
Đong đưa võng buồn
Năm qua tuổi mòn
Mẹ nhìn quê hương
Nghe con mình buồn
Giọt lệ ăn năn
Giọt lệ ăn năn 
Đưa con về trần
Tủi nhục chung thân
Một giòng sông trôi
Cuốn mãi về trời
Bấp bênh phận người.

DK:
Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh
Mẹ ngồi ru con ru mây vào hồn
Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương
Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng

3 - Mẹ ngồi ru con 
Đong đưa võng buồn
Đong đưa phận mình
Mẹ ngồi ru con
Nghe đất gọi thầm
Trọn nợ vong th
ân
Mẹ ngồi trăm năm
Như thân tượng buồn
Để lại quê hương
Tuổi còn bơ vơ
Thế giới hận thù
Chiến tranh ngục tù.

Ca Dao Mẹ - VinhK8quangtrung thực hiện


.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN



Thưa Anh Chị Em,

Có nhiều người trong anh em bà con bạn bè của chúng ta thường nói rằng họ không tin vào một cái gì hết: Trời, Đất, Thánh, Thần, Phật, Chúa v.v.. họ không tin bất cứ một chủ thuyết nào, một giáo lý nào …. và còn tự hào về lời tuyên bố này nữa   !! Chúng ta đừng ngạc nhiên vì những người nói như vậy cách đây hơn 2600 năm, thời đức Phật còn tại thế, đã có rồi. Hôm nay xin kể câu chuyện đó cho Anh Chị Em nghe để chúng ta cùng suy gẫm, quán chiếu.

Du sĩ Dighanakha (chúng ta gọi tắt là Digha) là cậu ruột của tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta), một hôm đến thăm đức Phật và nói với ngài: Sa môn Gotama, ngài dạy giáo pháp gì? ngài chủ trương cái gì? chủ thuyết của ngài là thế nào? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay lý thuyết nào cả và tôi cũng không tin vào bất cứ chủ trương hay lý thuyết nào cả!

Đức Phật mĩm cười hỏi lại: vậy ngài có thích cái chủ trương “không thích” của ngài không? ngài có tin cái chủ trương “không tin” của ngài không?


Digha ngỡ ngàng, bối rối trước câu hỏi của đức Phật, ông ta bướng bỉnh nói: Sa môn Gotama, tôi thích hay không thích, tin hay không tin thì cũng vậy thôi, đâu có quan trọng gì?


Đức Phật từ tốn: Một khi đã kẹt vào một chủ thuyết rồi thì người ta mất hết tự do; người ta trở nên độc đoán, cố chấp, luôn nghĩ rằng chỉ có lý thuyết của mình là đúng với chân lý, ngoài ra đều là tà đạo! Thái độ cố chấp này chính là nguyên nhân gây ra những bất hoà, tranh chấp, cãi cọ, và những sự tranh chấp, gây gỗ đó có thể kéo dài bất tận, làm hao tốn thì giờ và có thể gây ra chiến tranh nữa. Cái đó gọi là kiến thủ; Kiến thủ là cố chấp vào một nhận thức hay một quan điểm, cho đó là chân lý tuyệt đối. Kiến thủ khiến chúng ta không thể mở rộng lòng ra để đón nhận chân lý, vì ta tự cho rằng mình đã “nắm được” chân lý trong tay rồi   !!


Digha hỏi: Vậy giáo lý của ngài dạy có phải là một chủ nghĩa không? Cố chấp vào nó có phải là kiến thủ không?


Đức Phật trả lời: giáo lý của tôi dạy không phải là một chủ nghĩa hay một lý thuyết vì nó không hình thành bởi tư duy ức đạt của trí óc mà đó là những kinh nghiệm của sự thực chứng. Những gì tôi nói ra đều đã thực chứng và bạn cũng có thể kiểm chứng lại bằng kinh nghiệm của chính bản thân bạn.


Digha tò mò: như vậy ngài đã dạy những gì và ngài đã thực chứng được điều gì?


Đức Phật trả lời: Tôi nói mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ là vô thường và không có tự ngã; điều này tôi đã chứng nghiệm và Bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ nương vào nhau mà sinh khởi, tồn tại và hoại diệt chứ không phải được hình thành do một nguyên nhân đầu tiên nào đó. Điều này tôi đã chứng nghiệm và bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói: quán chiếu về Vô thường, Vô ngã và Duyên Khởi thì có thể đạt tới giải thoát và an lạc. Điều này tôi đã chứng nghiệm và bạn cũng có thể chứng nghiệm. Những điều tôi nói không có mục đích thuyết minh về vũ trụ, về thiên văn, địa lý …. mà chỉ có mục đích hướng dẫn sự thực tập và chứng nghiệm Thực Tại. Lời nói không diễn tả được thực tại, chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới cho phép ta tiếp xúc được với Thực Tại.


Nghe đến đây, Digha tỉnh ngộ, thốt lên: Sa môn Gotama, hay quá, hay quá! nhưng nếu có người nhận thức giáo pháp của ngài như một chủ thuyết thì sao?


Đức Phật im lặng một lát rồi gật đầu: Du sĩ Digha, câu hỏi của Bạn hay lắm; giáo pháp của tôi không phải là một chủ thuyết nhưng sau này và ngay cả bây giờ nữa, có thể có những người cho rằng giáo pháp ấy là 1 chủ thuyết! Tôi cần phải nói rõ với họ: giáo pháp của tôi là phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là thực tại, cũng giống như ngón tay chỉ mặt trăng nhưng ngón tay không phải là mặt trăng. Người khôn khéo phải biết nương vào ngón tay để thấy mặt trăng; còn nếu cố chấp cho rằng ngón tay chính là mặt trăng thì người ấy không thể nào còn thấy mặt trăng được. Giáo pháp của tôi là để thực tập chứ không phải để cất giữ, thờ phụng và ca ngợi. Giáo pháp của tôi dạy cũng như chiếc bè, chiếc bè dùng để qua bờ bên kia (bờ giải thoát) chứ không phải để vác lên vai mà tự hào hay ca tụng.


Thưa Anh Chị Em,

Đó là lý do tại sao trong 8 nhánh của Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến là quan trọng nhất.


Trân trọng,
Nhóm Áo Lam 
NguồnGĐPT trên thế giới

MẸ TÔI - Tuệ Hoá



                                                   MOTHER'S DAY


     Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virgina, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.
     Dù tôn giáo nào thì mẹ vẫn là biểu tượng của lòng yêu thương, sự chở che và lòng tha thứ. Mẹ là người sẵn sàng hy sinh cả đời mình vì con và theo con suốt cuộc đời.
     Nhân Ngày Mẹ năm nay ( Chủ nhật 13 tháng 5 năm 2012) 
     gdptphuocson xin giới thiệu bài thơ Mẹ tôi của Cư sĩ Tuệ Hoá.



MẸ TÔI
Kính tặng mẹ !

                                        Mẹ tôi lao khổ đường trần
                                        Nắng mưa không ngại muôn phần vì con
                                        Tâm tình một dạ sắc son
                                        Hắt hiu thân phận mong con nên người
                                        Vai trần trĩu nặng buồn vui 
                                        Nào ai ai biết cậy nhờ lo toan ?
                        Mẹ tôi sương gió ngập tràn
                        Thân còng chân yếu chẳng than nửa lời
                        Mẹ ơi ! Mẹ…quá tuyệt vời
                        Từng sợi tóc bạc mây trời dịu êm  
Con thương mẹ lắm mẹ ơi !
Trọn đời mẹ cả bầu trời cho con
Dẫu xa ngàn dặm nước non
Hình bóng mẹ ở lòng con không rời !

Tuệ Hoá