Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

NGÔI CHÙA XƯA



                          Hôm nay , tình cờ thầy cố vấn giáo hạnh lục lại trong tàng thư lưu trử có cuốn nhật ký mà thầy cất giữ bao lâu nay, ngôi chùa Phước Sơn cổ xưa hiện ra nếu không nhờ thầy nói rõ khó ai mà đoán ra ngôi chùa nằm trong cuốn nhật ký này giờ đây là ngôi chùa Phước Sơn bề thế do Đại Đức Thích Thanh Hiển truǹg tu xây dựng .
                          Càng nhìn tấm hình trên trang giấy đã cũ , trang lòng tôi lại mở ra kỷ niệm xưa ùa về mênh mang thương nhớ , hồi ấy khi tôi còn là một oanh vũ tí hon cùng đòan oanh vũ Nam được anh Minh Nhựt đoàn trưởng đưa chúng tôi đi dã ngoại . Buổi sáng hôm ấy , trong tôi vẫn còn nhớ một buổi sáng tinh khiết làm sao ( vì lần đầu tiên trẻ con được đi chơi trong một đoàn thể mà ) tận hưởng cảm giác lâng lâng trước can̉h vật xa lạ bàn chân dẫm lên cỏ dại , bước đi trên con đường đất quê hương tha hồ đá tung những đụn cát dọc bờ sông rồi cười vang ca hát, tha hồ hít thở không khí trong lành trước không gian bao la rộng mở trong đôi mắt trẻ thơ của tôi , thời gian cứ trôi theo từng bước chân của trẻ thơ tung tăng hớn hở không biết là bao lâu , xa , gần , mặc chúng tôi cứ bước đi hòa miǹh cùng thiên nhiên , Phú hiệp , Phú Thọ ở lại sau lưng len lỏi qua những vườn xoài , vườn mít ... một màu xanh ngút ngàn của cây trái làng quê , điểm dừng chân cuối cùng của đoàn là ngôi chùa Phước Sơn rêu phong trong tôi đầy huyền bí . Chuyến dã ngoại đầu tiên tuổi thơ tôi ngày ấy cho tới bây giờ như một định mệnh đã gắn chặc tôi với Gia Đình Phật Tử Phước Sơn , một tuần không đi sinh hoạt trong lòng tôi ray rức khó chịu làm sao , chỉ có ở nơi ấy lòng mình mới thấy thanh tịnh , chỉ có nơi ấy ánh sáng thanh khiết mới soi rọi vào tận đáy lòng nơi cất dấu một thời đã qua. Xin cảm ơn Thầy , cảm ơn cuộc đời đã cho con một ngày .

                                                                               Phú Mỹ sang mùa , NHƯ CHƠN .

                            

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

CẨM NANG CHO CUỘC SỐNG


     "Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”

"Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

"Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.”

"Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.

"Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: "vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: "nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có vị Phật ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.

"Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

"Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

"Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.

"Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”

(Đức Đạt Lai Lạt Ma)

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Hoạt động thanh niên


          Mật thư của ngày Dũng nè

    * 1-        Anh bằng mười hai.
          
          1436 , 2468 , 43 , 333 , 2218 ,  91 , 134 , 257 , 38 , 156 , 4416 ,
          12 ,  132 , 87 , 1879 , 4218 , 122 , 443 , 92 , 558 , 9229 ,  AR .


    *2-       Anh bình bằng cờ

              2                  2                        2
            T  ( E + T ) E   ( N + A ) -  M   ( T + M ) ( M + T ) T ( A + M )
                2                                                                            2
             T   ( E + T ) ( I + T ) ( I + N ) -  ( A + I ) ( E + T ) T   . A R.

 

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

LỤC SƯ NGOẠI ĐẠO

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là lục sư ngoại đạo?

_ Thế Tôn nói: Khi ta nhập diệt rồi, có nhiều thứ ma Ba tuần xen vào trong pháp ta. Ở chùa cạo đầu mặc áo Phật xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt uống rượu làm nhơ bẩn đức Phật, là ngoại đạo thứ nhất.

_ Có người dắt vợ đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại đệ tử, ăn thịt uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục, là ngoại đạo thứ hai.

_ Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới không có thầy chứng, bị ma quỷ ám ảnh mê muội, trí biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật, là ngoại đạo thứ ba.

_ Có người làm theo việc hữu tình, học phép hữu vi, vẽ bùa thỉnh chú, đưổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời, ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, là ngoại đạo thứ tư.

_ Có người y theo việc tốt xấu, học theo chiếm quẻ, bàn luận kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điềm họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật, là ngoại đạo thứ năm.

_ Có người sửa soạn hình tướng bụng trống lòng sao, mình không có tài năng mà lòng tự cao cho mình giỏi, chưa có chứng ngộ cho mình chứng ngộ, học đặng một vài lời cho mình thấu đặng lý. Chẳng ăn dầu muối, trà quả, tương dấm, chấp theo tà tướng dối gạt người không trí, chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo. Dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho cùng Phật không khác, dối gạt người không biết, đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành tiêu diệt giống trí huệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si, là ngoại đạo thứ sáu.

_ Sáu hạng ngoại đạo này là ma Ba tuần; đến sau mạt pháp xen vào giáo pháp ta, phá hoại già lam, hủy báng chánh pháp của Phật, chê bai những giáo tướng nghi thức tụng niệm.
Namo Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Namo Bhaiṣaijyaguru Vaiḍurya Prabharājāya Buddha

 
     Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là lục sư ngoại đạo?
       Thế Tôn nói: Khi ta nhập diệt rồi, có nhiều thứ ma Ba tuần xen vào trong pháp ta. 
- Ở chùa cạo đầu mặc áo Phật xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt uống rượu làm nhơ bẩn đức Phật, là ngoại đạo thứ nhất.

- Có người dắt vợ đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại đệ tử, ăn thịt uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục, là ngoại đạo thứ hai.

- Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới không có thầy chứng, bị ma quỷ ám ảnh mê muội, trí biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật, là ngoại đạo thứ ba.

- Có người làm theo việc hữu tình, học phép hữu vi, vẽ bùa thỉnh chú, đuổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời, ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, là ngoại đạo thứ tư.

- Có người y theo việc tốt xấu, học theo chiếm quẻ, bàn luận kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điềm họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật, là ngoại đạo thứ năm.

- Có người sửa soạn hình tướng bụng trống lòng sao, mình không có tài năng mà lòng tự cao cho mình giỏi, chưa có chứng ngộ cho mình chứng ngộ, học đặng một vài lời cho mình thấu đặng lý. Chẳng ăn dầu muối, trà quả, tương dấm, chấp theo tà tướng dối gạt người không trí, chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo. Dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho cùng Phật không khác, dối gạt người không biết, đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành tiêu diệt giống trí huệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si, là ngoại đạo thứ sáu.

      Sáu hạng ngoại đạo này là ma Ba tuần; đến sau mạt pháp xen vào giáo pháp ta, phá hoại già lam, hủy báng chánh pháp của Phật, chê bai những giáo tướng nghi thức tụng niệm.

      Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
      Namo Bhaiṣaijyaguru Vaiḍurya Prabharājāya Buddha

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Lam hiền


                        Điều mà tôi không thể nào quên đã gần năm mươi năm rồi còn gì . Cái ngày tôi mặt bộ đoàn phục gia đình phật tử lần đầu tiên , quần thì cụt lại có hai sợi dây đeo , áo thì có may hai cầu vai hai bên , hai túi lại chần thêm miếng vải ở giữa , phía sau chần thêm một đường dài ngay sống lưng , nhìn bộ đồ hơi là lạ khác thường gợi thêm ý tò mò của tôi ngày ấy. Mặc bộ đồ vào chân mang đôi tấc kéo cao hơi ngượng một chút nhưng rồi có tiếng mấy đứa bạn trong xóm gọi nhau ̣̣ơi ới cùng đi sinh hoạt , tôi mạnh dạn bước đi với dáng vẻ tự hào hòa vào cùng đám bạn bè , thế là tôi trở thành một đoàn viên của gia đình phật tử Viêt Nam.
                      Tôi cùng màu Lam lớn dần theo thời gian , biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn làm sao kể xiết , những buổi chiều chủ nhật tuyệt vời bạn bè truyền trao cho nhau những điều hay mình có , cùng nhau hát vang những bài hát mới , những ngày nắng đẹp của trại hè , những đêm không ngủ tay trong tay dưới ańh lửa trại , thỉnh thoảng nhận vài món qùa bất ngờ của những thằng bạn nghịch ngợm , sau những ngày trại có đứa tắt tiếng cả tuần .
                       Màu Lam hiền hòa thầm̀ lặng không gì nổi bật để mà gợi nhớ , đôi lúc cũng như tự bản thân nó không thể chống chế nổi cái thời " cơm aó gạo tiền " có một thời chỉ còn nằm yên trong tiềm thức đôi khi bừng sáng lên rồi cùng lại ngã nghiêng theo làn gió mới . Bạn bè giờ mỗi đứa mỗi nơi , mang màu Lam đi bốn phương tám hướng , mong sao trong mỗi chúng mình vẫn còn giữ mãi màu Lam xưa .

                                                                              Như Chơn

chuyện gì vậy ?





                                            U đầu rồi hu  hu ...
                                                                     
                                                                                 An̉̉h  Hằng Nga