Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

LỄ TIỂU TƯỜNG CỐ HOÀ THƯỢNG THÍCH NGỘ TRÍ - CHÙA PHỔ QUANG, TÂY SƠN, BÌNH ĐỊNH

HOÀ THƯỢNG thượng THỊ hạ VIỆN 
tự NGỘ TRÍ hiệu TỊNH HẠNH trụ trì Chùa PHỔ QUANG 
xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
( 1936 - 2012 ) 



      Sáng ngày 30 tháng 01 năm 2013 nhằm ngày 19 tháng chạp năm Nhâm Thìn, Đại Đức Thích Đồng Thành - Trú trì chùa Phổ Quang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cùng môn đồ hiếu quyến đã tổ chức Lễ Tiểu tường  Cố Hoà Thượng Bổn sư thượng Thị hạ Viện, tự Ngộ Trí nguyên Trú trì chùa Phổ Quang.
     Về dự và chứng minh buổi lễ có:
     - Hoà Thượng Thích Trí Giác  - Tđình chùa Minh Tịnh, T. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
     - Hoà Thượng Thích Tịnh Nhãn - Chùa Giác Hoàng, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định 
     - Hoà Thượng Thích Như Quang - Chùa Đại Viên, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định   
     - Thượng Toạ Thích Viên Hải - Chùa Phổ Tịnh, T. xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
     - Thượng Toạ Thích Phước Minh -Tđình chùa Thiên Bình, T. Xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
     - Thượng Toạ Thích Nguyên Thông - Chùa Sơn Bình, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
     - Thượng Toạ Thích Viên Liên - Chùa Từ Quang , huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
     Cùng đông đảo Chư Tăng - Ni trong và ngoài huyện về dự và đồng hộ niệm
     Hơn 100 Đạo hữu và Huynh trưởng- Đoàn sinh Gia đình Phật tử trong huyện về dự Lễ.
     Với lòng Tri ân và Báo ân Đại Đức Thích Đồng Thành cùng Đạo hữu bổn tđã chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ. Lễ tiểu tường đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, giản dị nhưng long trọng.
     

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Món chay ngày Tết


ATX - Ăn chay ngày Tết là một nét đẹp ẩm thực truyền thống đang được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Bên cạnh mâm cao cỗ đầy nhiều chất đạm, mỡ, những món chay thanh nhẹ vừa góp phần điểm tô bữa tiệc xuân thêm sinh động, vừa bảo vệ sức khỏe.
Thưởng thức những món chay này để cảm nhận sự hội tụ của đất trời, cây cỏ, bừng lên sức sống tươi mới. Khởi đầu một năm thiện lành bằng những bước chân nhẹ giữa lối xanh...
Ảnh: T.T.D.
     Cội mai già nghênh xuân
     Cội mai già nghênh xuân gồm các loại rau xà lách, một ít bột thính khoai tây cuốn lại với nhau, người sành ăn chay gọi đó là bì cuốn dùng để "ăn chơi". Với món này, gia đình bạn có thể ăn riêng đến no hoặc ăn kèm với cơm và các món mặn.
Nguyên liệu: Rau xà lách hoặc rau diếp, bột thính khoai tây, bánh tráng, giấm, tỏi, ớt, gia vị, đường.
      Cách làm: Cuộn rau đã thái vừa với bột thính khoai tây trong bánh tráng. Pha nước chấm tỏi chua, ngọt, mặn vừa ăn.
      Hoa nắng vườn xanh
     Vườn xanh tươi mởn và no nê đủ màu sắc: xanh ớt Đà Lạt, màu nõn hoa cải, vàng khoai tây, trắng cải trắng, đỏ tươi cà rốt và ít bột bắp trong tạo sự kết dính...
Nguyên liệu: Ớt xanh Đà Lạt, khoai tây, cải trắng, nõn hoa cải, cà rốt, tất cả thái vừa ăn, bột bắp, gia vị.
     Cách làm: Xào hỗn hợp rau chín tái, nêm gia vị vừa ăn. Khuấy tan bột bắp với nước rồi đảo với rau đến khi bột trong sền sệt.
     Tứ linh hội tụ
     Thật hấp dẫn và sinh động khi đậu hũ tươi sẽ giữ lại trọn vẹn hương vị trong quả bầu ngọt nhẹ.
     Nguyên liệu: Bầu non, hạt sen, nấm mèo, rong biển, đậu hũ già, thân hành boarô, tiêu sọ, hạt nêm, nấm.
     Thực hiện: Bầu chọn trái vừa, móc bỏ ruột, có thể tạo hình thêm cho ấn tượng. Hạt sen luộc chín, nấm mèo ngâm nở, đậu hũ rửa sạch.
     Tất cả đem bằm nhuyễn. Rong biển xanh ngâm qua nước lạnh, vắt khô, trộn chung với hạt sen, nấm, đậu hũ và boarô bằm nhuyễn, xào sơ với dầu ăn.
     Cho lá rong biển ra đĩa, múc hỗn hợp đậu hũ, hạt sen, nấm, boarô vào giữa, cuộn lại, nhét vào bầu. Cho nguyên trái bầu vào xửng đổ nước xăm xắp, hấp bầu trong 5 phút.
     Nước xốt: cho một muỗng canh nước mắm chay, hạt nêm nấm, tiêu sọ và đường trộn đều, nấu sôi, nêm vừa ăn rồi rưới lên bầu. Rắc thêm hành, ớt xắt chỉ.
     Rồng rắn lên mây
     Nhiều chất dinh dưỡng và lạ miệng, món chay này chắc chắn khiến bữa tiệc xuân thêm rôm rả.
     Nguyên liệu: 2 bìa đậu hũ trắng, 1 củ cà rốt nhỏ, 5 tai nấm mèo, 5 tai nấm rơm, 1 nắm bún tàu, 1 thìa nước tương, 1/4 thìa tiêu, 1/2 thìa muối, 1 nhánh boarô, 1/4 thìa bột ngọt.
Thực hiện: Đậu hũ rửa sạch, để ráo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi. Boarô rửa sạch, xắt nhỏ. Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở mềm, vớt ra để ráo, xắt sợi. Nấm rơm ngâm nước muối, cắt chân, rửa lại cho sạch, xắt nhỏ. Bún tàu ngâm mềm, để ráo xắt khúc.Cho đậu vào tô nghiền nát, dùng tay sạch vắt ráo nước. Cho các nguyên liệu: đậu hũ, cà rốt, nấm mèo, nấm rơm, bún tàu và gia vị vào trộn. Trộn đậu hũ với cà rốt, nấm mèo, nấm rơm, bún tàu; nêm muối, bột ngọt, nước tương, tiêu vừa ăn; nhồi đều. Sau đó ép vào chén, mang hấp chín.
     Khi dùng đặt đĩa lên chén, úp ngược lại, dùng nóng với cơm trắng rất ngon.
Q.T. (st)

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Thư Như Vũ: GIỌT LỆ SOI


                                    Vắt từ tim óc vắt ra
         Lửa tình nóng chảy lọc qua giọt này

                                    Khói un sóng mắt mù cay

                                    Chiết thân lắng đọng rót đầy thuyền tơ



                                    Ra đi _ Vườn cũ bơ phờ

                                    Vàng đong sắc lá nát bờ dậu tương

                                    Ái ân một thuở nhuộm hường

                                    Tan trong nẻo nhớ tận nguồn nụ hôn



                                    Ngày về_ Bóng ngả triền thôn

                                    Tần ngần nhặt nắng hoàng hôn pha màu ?

                                    Ngấm trong đá _sỏi ban đầu

                                    Và đây giọt lệ đời sau soi tình …



                                    Chú thích:(1) Bài vừa đăng QV011

                                                                       

                                    Sài Gòn,Mưa cuối Thu 2012

                                                                                                                                                                                                                   Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Luyện Semaphore theo mức độ :

Chọn mức độ : dễ hoặc khó !
Bạn chọn mức độ luyện tập dễ hoặc khó, rồi chọn quay về trang chủ thì sẽ có bài luyện tập.
Chúc bạn học tập tốt.
Nguồn từ GĐPT Đà Nẵng  

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CÓ NÊN COI NGÀY TỐT XẤU KHÔNG?

HỎI:
          Chúng tôi có một việc quan trọng là bốc mộ, di dời mộ phần (do giải tỏa nghĩa địa) nhưng chưa biết nên tiến hành vào lúc nào? Là những Phật tử, học và hiểu căn bản giáo lý, chúng tôi biết đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu trong mọi công việc. Tuy vậy, trong gia đình mỗi người có một quan điểm khác nhau. Chúng tôi đến hỏi chư Tăng thì có vị dạy cần nên coi ngày giờ, có vị dạy theo Chánh kiến Phật giáo thì trước khi làm gì hệ trọng cần tụng kinh, trai giới, làm phước để cầu nguyện, xong hợp thời là làm, không cần coi ngày. Hiện chúng tôi rất phân vân, xin có lời chỉ dẫn để sống đúng với lời Phật dạy.

ĐÁP:


Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Chuyên đề :BỔN SƯ THÀNH ĐẠO




Click here to view full size


Ý nghĩa đức Phật thành đạo

           Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện...

           Những lời tuyên bố đầu tiên của Ngài mãi mãi về sau vẫn là một khúc ca khải hoàn, chấm dứt trường chinh chống bọn giặc Ma vương phiền não, đưa một con người từ phàm phu lên vị trí một Bậc Giác ngộ, Bậc Đạo Sư của trời người. Từ đó nhân gian tôn xưng Ngài là Đức Phật -- Bậc Giác ngộ tối thượng. Và như thế, hằng năm đến ngày mùng tám tháng chạp, mọi người con Phật trên khắp năm châu đều nô nức đón chào một sự kiện lịch sử: Đức Phật Thích Ca Thành Đạo. Hòa với niềm vui chung của muôn loài, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa Thành Đạo của Đức Bổn Sư.

           I- Khái quát về Đức Phật:

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Chuyên đề BỔN SƯ THÀNH ĐẠO



Bài sám Thành Đạo


Hào quang chiếu diệu,
Sáng tỏa mười phương,
Ngộ lý chơn thường,
Phá màn hôn ám.
Đệ tử lòng thành bái sám,
Trước điện dâng hoa,
Cúng dường Phật Tổ Thích Ca,
Ba ngôi thường trụ;
Đệ tử chúng con,
Nhân lành chưa đủ,
Nghiệp báo theo hoài,
Nay nhờ Văn Phật Như Lai
Giáng trần cứu độ;
Sáu năm khổ hạnh,
Bảy thất tham thiền,
Ma oán dẹp yên,
Thần long che chở,
Tâm quang rực rỡ,
Chứng lục thần thông,
Lộ chiếu minh tinh,
Đạo thành chánh giác;
Trời, Người hoan lạc,
Dậy tiếng hoan hô;
Năm mươi năm hóa độ,
Ba trăm hội đàm kinh,
Cứu Phàm, Ngu, thoát khỏi mê đồ,
Tiếp Hiền, Thánh, siêu sinh tịnh độ,
Muôn đời xưng tán,
Vạn đức hồng danh!
Đệ tử chí thành,
Lễ bày kỷ niệm:
Tâm hương phụng hiến,
Gọi chút báo ân;
Ngửa trông vô thượng Pháp Vương,
Từ bi gia hộ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần).
Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (3 lần).
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (3 lần).
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần).
Nam Mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật, Bồ tát (3 lần).

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Chuyên đề : BỔN SƯ THÀNH ĐẠO

Ý nghĩa Bổn Sư thành đạo với
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử

Thân kính tặng anh chị em Áo Lam
Tâm Minh

Có 4 ý nghĩa của thành đạo là:
1. Con đường đi đến giải thoát là Trung Đạo.
2. Bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này.
3. Nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời.
4. Mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.

                                                                                oOo
           Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết-bàn. Một lần nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết-bàn hiển lộ. Thời điểm thành đạo là lúc sao Mai mới mọc, đêm tối vô minh đã tan và ánh sáng trí tuệ đã đến: Ánh sáng giải thoát và giác ngộ. Tất cả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời ngài từ đản sanh, xuất gia, cho đến tu khổ hạnh, chiến đãu với Ma Vương rồi thành đạo, nhập diệt v.v… Thế Tôn đều để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá. Hôm nay mùa Thành Đạo đã về, chúng ta hãy cùng nhau đi vào ý nghĩa thành đạo và rút ra những bài học tu tập đạo giải thoát qua thông điệp thành đạo của đức Thế Tôn.