Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011



CHÂU BÁU

Anh chị em Huynh Trưởng và Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam thân mến!

Trong kinh Châu Báu Phật ân cần nhắn nhủ: Chúng sanh chỉ có bốn loài là Thai sanh, Noãn sanh, Thấp sanh, và Hóa Sanh. Nhưng xuất hiện trên thế gian với vô lượng hình hài khác nhau. Hoặc ở dưới mặt đất, hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở giữa hư không, hoặc ở trong ao hồ sông rạch đại dương. Tất cả đều bình đẳng trước giáo pháp của Phật, tất cả đều tham sống sợ chết và điều đó chứng tỏ SỰ SỐNG LÀ CHÂU BÁU QUÝ NHẤT TRÊN ĐỜI
Hãy sống đúng chánh pháp và tạo những điều kiện tối ưu để cho ta, cho người, cho mọi loài sống tốt đẹp, cao thượng và biết tôn trọng giá trị cuộc sống của vạn loại hữu tình. Với mục đích giúp cho con người dễ nhớ, Phật đã thuyết kinh nầy bằng thơ gồm 16 đoạn. Mỗi đoạn một ý xin ghi nhớ chớ quên:
  1. Từ mẫn bố thí hộ trì sự sống của tất cả chúng sanh
  2. Như Lai là châu báu của chúng sanh. (đức hiếu sinh)
  3. Đoạn diệt Tham Sân si là làm đẹp cuộc sống.
  4. Sống và làm việc đúng chánh pháp.
  5. Nương tựa nơi Tăng Bảo.
  6. Tri túc thiểu dục, thân cận thiện trí.
  7. Thấy biết được Thánh Đế.
  8. Sống và thực hành Thánh Đế.
  9. Chánh kiến, đoạn biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và nghi.
  10. Xa lìa các việc ác.
  11. Nhập Kiết hạ An cư, rèn trí luyện đức.
  12. Rõ biết Như Lai là tối thượng.
  13. Đoạn nghiệp - Chứng đắc vô sanh.
  14. Hướng dẫn mọi chúng sanh biết quy y Phật Bảo.
  15. Hướng dẫn mọi chúng sanh biết quy y Pháp Bảo.
  16. Hướng dẫn mọi sinh linh biết quy y Tăng Bảo.
Đó là 16 điều châu báu bảo vệ và nâng cao giá trị tuyệt vời của cuộc sống. Biến trần gian thành Niết Bàn an lạc. Biến cuộc sống có giá trị hoàn mãn nào khác gì Viên Như Ý Bảo Châu.

Làm được như vậy là chúng ta đã viễn ly những ô trược ngay trong cỏi Ta Bà và thành tựu cứu cánh cái vui cao cả. Đó là báo đền ơn Phật một cách rốt ráo vậy./.

BBT

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Giải Trí - Hãy mỉm cười

Thưa Anh Chị Em Lam viên bốn phương,

“Con người vừa là một con vật vừa là một bậc Thánh” _ Câu này đối với Phật tử chúng ta thì không có gì ngạc nhiên cả vì chúng ta đã biêt, Tâm chúng ta có đủ mọi sắc thái, không thiếu thứ gì trong “lục đạo” luân hồi hết _ từ Người, Trời, A tu la, Súc sanh đến Địa ngục, Ngạ qủy v.v.. Vì vậy, nếu cứ để cho thú tánh nổi lên thì con người đâu khác gì loài cầm thú? Còn nếu cố gắng, tinh cần tu tập thì sẽ trở nên bậc Thánh, không phải sao?
Tu là chuyển hóa, Anh Chị Em chúng ta dùng 4 Tâm rộng lớn (Tứ Vô Lượng Tâm = Từ, Bi, Hỷ, Xả) để đối trị với những tâm xấu, nhỏ nhen, ích kỷ. Ví dụ: SÂN (Dosa) là một thói xấu có sức tàn phá mãnh liệt (“một niệm sân nổi lên đốt cháy cả rừng công đức”) thì chúng ta đem TỪ (Mettã) để đối trị vì tâm Từ làm lòng ta trở nên êm dịu, nhẹ nhàng và con ngưòi nhờ nó trở nên cao thượng.
Một góc nhìn giáo dục Gia đình Phật tử

Xem hình

Tác giả bài viết này đã sinh hoạt liên tục mười năm trong Gia đình Phật tử - GĐPT Phú Lâu, TP Huế, bắt đầu từ năm 15 tuổi với nhiệm vụ của một đoàn sinh thiếu niên và kết thúc ở năm 25 tuổi với chức vụ của một uỷ viên ban hướng dẫn. Từ đó đến nay, một nửa thế kỷ đã trôi qua và nhờ vậy, đã có một khoảng cách để nhìn lại Một góc nhìn giáo dục Gia đình Phật tử.
1. Sinh hoạt Gia đình Phật tử rèn luyện cho chúng tôi kỹ năng nói trước quần chúng

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

ĐỀ THI NGÀNH THIẾU


BẬC HƯỚNG THIỆN 2002
1/   Điều luật thứ 4 là điều luật thể hiện hạnh :
            A/  Từ bi          B/ Trí huệ                     C/  Thanh tịnh    X            C/  Hỷ xã
2/  Tham – sân –si là nguồn gốc của tội lỗi ,được gọi là :
            A/  Tam chướng                                               B/  Tam độc
            D/  Tam nghiệp                                     C/  Tam sân
3/  Để nối hai đầu dây không bằng nhau có thể dùng gút .
            A/  Dệt    x                   B/ Dẹp             C/ Kẻ chài                    D/ Dệt và kẻ chài
4/  Để chống lại giặc Minh , Lê lợi đã khởi Minh ở :
            A/ Bạch Đằng               B/  Lam sơn  x       C/  Hàm tử              D/ Chi Lăng

Cách học Semaphore có hiệu quả 
Cách học Semaphore có hiệu quả
® 20.05.2011 15:57 | 23 hits ®
Xem hình

Hướng dẫn cải tiến cách học Semaphore
Tư thế : Cần chính xác, lúc đưa ngang phải song song mặt đất, lúc đưa xéo phải xéo đúng 45 độ.
Ở nhà nên đứng tập trước một tấm kiếng để nhìn thấy tư thế của mình và tự sửa chửa cho đúng tư thế.
Cách học mau thuộc nhất :
Từ trước đến nay, cách học Semaphore vẫn là lối học cổ điển :
Nhớ các mẫu tự theo các vòng chính từ A đến G và sau đó học tiếp các vòng A, B, C, D, E và F.
Theo cách học này đã mất thời gian nhớ 26 lần nhớ 26 mẫu tự, lại thêm có sự rắc rối vì có những mẫu tự không
ở đúng vi trí của chúng như J, V, Y nên các em thấy khó học và khó nhớ.
Vì vậy, tôi đã tìm ra một cách giúp các em mất ít thời gian để học thuộc, các em có thể học thuộc 26 mẫu tự chỉ
trong vòng 1 giờ thực tập.

ĐỀ THI NGÀNH ĐỒNG

E-mail Print PDF
BẬC MỞ MẮT
1. Đức Phật Thích Ca lúc chưa xuất gia thành Phật là:
a. Thái tử Tất Đạt Đa
b. Con của Vua Tịnh Phạn  
c. Con của Hoàng hậu Ma Da
d. Cả 3 câu trên đều đúng

2. Đức Phật Đản sanh nơi nào:
a. Vườn Lộc Uyển                        
b. Vườn Lâm Tỳ Ni      
 
c. Vườn Trúc Lâm 
d. Vườn Cấp Cô Độc

Tài liệu GĐPT
Cấp hiệu trong GĐPT
[Minh Luật - 02.10.2010 02:46]
Những cấp hiệu dành cho đoàn sinh cho đến huynh trưởng trong GĐPT. Xin giới thiệu đến quý anh chị em những cấp hiệu trong GĐPT. (Đã đọc: 379)Xem tiếp...
Những bản tin khác
Thông tư hướng dẫn sử dụng Đạo kỳ, Đạo ca, huy hiệu của GĐPTVN
Mẫu chứng chỉ trúng cách các bậc học
Lược sử Gia đình Phật tử Việt Nam
Phật Pháp
Bậc Mở mắt
03.10.2010 02:16
Ý NGHĨA VÀO ĐOÀN
Để tìm hiểu trước khi tham gia Gia Đình Phật Tử, mẩu chuyện ngắn dưới đây sẽ giải thích về Ý Nghĩa Vào Đoàn:
Khi còn bé theo cha mẹ đến chùa lễ Phật, em thấy các anh chị mặc đồng phục áo lam, quần xanh, đeo phù hiệu Gia Đình Phật Tử, huy hiệu Hoa Sen, sinh hoạt vòng tròn, ngồi lại từng nhóm để học hỏi cùng nhau. Em thấy vui nên xin cha mẹ cho em tham gia Gia Đình Phật Tử. Từ lúc đến với Gia Đình em tiếp tục thường xuyên đi sinh hoạt. Với đơn xin phép vào Đoàn của cha mẹ, em chính thức thành một Đoàn sinh của Gia Đình.

Hoạt động thanh niên
Đội hình tập họp
[Đại Hòa - 07.10.2010 10:37]
- Tập họp 1 hàng dọc (giơ 1 ngón, như hình dưới)
- Tập họp 2 hàng dọc (giơ 2 ngón)
- Tập họp 3 hàng dọc (giơ 3 ngón)
- Tập họp 4 hàng dọc (giơ 4 ngón, như hình dưới)
- Giơ 4 ngón tay để tập họp 4 hàng dọc là tối đa. Không có 5 ngón 5 hàng hay 6 ngón 6 hàng ...
- Dù có bao nhiêu đội đi nữa, muốn tập họp tất cả, chỉ giơ thẳng (5 ngón) của bàn tay.
(Đã đọc: 464)Xem tiếp...
Những bản tin khác
Một số dấu đi đường
Một số cổng trại đẹp
Những bài hát sinh hoạt trong GĐPT
Huynh trưởng GĐPT - chức càng cao đóng tiền càng nhiều!


Sẽ còn nhiều, nhiều điều nữa mà một người Huynh trưởng GĐPT mang lại cho giới trẻ ngày nay. Họ nhận được gì khi làm điều đó? Sẽ không có lương ! đó là điều tất nhiên. Một khi cấp bậc của một huynh trưởng càng cao thì trọng trách của họ càng lớn và sự hy sinh của họ càng nhiều. Cái mà họ nhận được chính là những hạt giống tốt cho xã hội, những hạt giống được ươm mầm trong tình thương và sự hiểu biết đó sẽ mang lại một niềm hạnh phúc lớn lao không chỉ cho chính họ mà cho cả xã hội họ đang sống.
“...
- Huynh trưởng cấp Dũng: 1.000.000đ/Htr
- Huynh trưởng cấp Tấn: 300.000đ/Htr
- Huynh trưởng cấp Tín: 200.000đ/Htr
- Huynh trưởng cấp Tập: 100.000đ/Htr ...”

Tôi chưa từng thấy một tổ chức nào lạ đời như tổ chức GĐPT! Chưa có cái “nghề” nào lạ đời như “nghề” làm “Huynh Trưởng” trong tổ chức GĐPT 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Câu Chuyện Dưới Cờ ngày 22/05/2011



Thưa Anh Chị Em Huynh trưởng,

Giáo lý căn bản mà chúng ta được học là Vô thường, Vô Ngã, Khổ _ từ khi đức Phật thành đạo cho đến nay giáo lý của ngài vẫn như thế; nhưng tại sao ngày xưa đệ tử Phật nhiều người chứng ngộ còn thòi nay không có ai đạt đến quả vị a la hán? Đó là câu hỏi nhiều ngưòi đã đặt ra và đã có vài câu trả lời: ngày xưa khi dạy điều này, đức Phật không chỉ lý luận suông mà còn chỉ cho thấy tưòng tận, ví dụ chư vị đệ tử Phật quán bất tịnh bằng cách ra tận nghĩa địa, quán sát xác chết với mùi hôi thúi, xác bị rửa nát v..v.. chứ không phải chỉ học trên sách vở như chúng ta bây giờ. [Thật ra, bây giờ chúng ta cũng học quán chiều Vô Thường, Vô Ngã, Khổ qua công phu thiền định, như Thiền phổ biến nhất hiện nay là Thiền Vipassana (Minh sát tuệ); nhưng xin trở lại với CCDC hôm nay.] 

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Hình ảnh áo Lam trong ngày Đại Lễ
20.05.2011 09:39
Xem hình

Hòa trong không khí hân hoan mừng ngày Đại Lễ Phật Đản _ PL 2555. Ở mỗi sự kiện trên toàn quốc đều thấp thoáng hình ảnh chiếc áo Lam của Huynh trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, nay trang nhà xin giới thiệu những hình ảnh tổng hợp được từ internet hoạt động của anh chị em chúng ta, Xin kính chúc anh chị em một mùa Phật Đản nhiều niềm vui, mong nhận được những tin tức và hình ảnh của Đại Gia Đình áo Lam chúng ta gửi về trang nhà :

Áo Lam Thừa Thiên Huế :
      Hơn ở bất kỳ nơi đâu anh chị em áo Lam luôn hiện diện trên mọi nẻo đường, Gia Đình Phật Tử luôn luôn gắn liền khăn khít với tất cả những hoạt động của Phật Giáo đất Cố Đô.
Ngày 14/04 ( AL) : với những hoạt động diễu hành xe hoa, rước Phật .
Đoàn xe hoa Rước Phật

các hàng dâng hoa
Thơ: Tiêu Khúc Phật Đản

TIÊU KHÚC PHẬT ĐẢN
Tuệ sỹ


Sông Hằng một dải trôi mau;
Vận đời đôi ngã bạc đầu Vương gia.
Tuyết sơn phất ngọn trăng già,
Bóng Người thăm thẳm vượt qua chín tầng.


Cho hay Bồ tát hậu thân,
Chày kình chưa chuyển tiếng vần đã xa.
Sườn non một bóng Đạo già
Trầm tư năm tháng bên bờ tử sinh.

Nhìn Sao mà ngỏ sự tình:
Ai Người Đại Giác cho minh quy y?
Năm chầy đá ngủ lòng khe;
Lưng trời cánh hạc đi về hoàng hôn.

Trăng gầy nửa mảnh soi thềm,
U ơ tiếng Trẻ, êm đềm Vương cung.
Sao trời thưa nhặt mông lung;
Mấy ai thấu rõ cho cùng nghiệp duyên.

Khói mơ quấn quýt hương nguyền,
Hợp tan là lẽ ưu phiền đấy thôi.
Vườn Hồng khóa nẻo phỉnh phờ,
Cùng trong cõi Mộng chia bờ khổ đau.

Thời gian vỗ cánh ngang đầu;
Sinh, già, bịnh, chết, tránh đâu vận cùng.
Khổ đau là khối tình chung,
Ai nâng cõi Thế qua bùn tử sinh?
Thơ Huỳnh Kim Bửu



Nội đi chùa


Nội đi lễ chùa
Đi cùng với tràng hạt
Gậy tre, tóc bạc…
Lòng con thương Nội:
Già còn có cửa chùa (1).

Nếp chùa in trên hình đất nước
Mọc trên trời sao Cày, sao Rua…
Mọc mặt đất những làng quê xanh lúa, xanh ngô
Nở trước ngõ mỗi nhà: bông trang, bông bụt…

Nội đi lễ chùa
Câu kinh Phật A Di Đà dịu mát
Hương ngọc lan thơm ngát
Theo Nội nẻo về…

(1) “Trẻ vui nhà già vui chùa” (Tục ngữ)



Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

                                                   Huế: Tràn ngập cờ hoa mừng Phật đản


Xem hình

Trang nhà GĐPT xin gới thiệu một số hình ảnh đặc trưng của Phật Giáo xứ Huế - nguồn từ Liễu QUán Huế. Để anh em GĐPT nếu có điều kiện nên trang trí chùa, nhà, và khu phố của mình để đón chào Phật Đản.

Không khí Phật đản ở Huế mỗi lúc càng khẩn trương và náo nức. Các chùa, tư gia đã trang trí lễ đài và cờ đèn. Thành phố Huế lúc này đã tràn ngập giữa một rừng cờ hoa với muôn màu muôn sắc, tạo nên cảm giác thiêng liêng, phấn khởi cờ hoa mừng Phật đản với muôn màu muôn sắc.


Lối vào xóm

Hình ảnh      Sài Gòn Diễn Hành Xe Hoa Mừng Phật Đản



Đúng 19 giờ tối nay 16-5, gần 30 chiếc xe hoa Phật Đản của quận huyện Phật giáo trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã diễu hành trên các ngã đường của thành phố kình mừng Phật đản - PL 2555.






Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Một số hình ảnh vui bên lề Đại Lễ Phật Đản PL. 2555
NGỦ ĐỦ KIỂU.
( Vì phục vụ Đai lễ mệt mỏi,  nên buổi trưa phóng viên đã sưu tầm được một số kiểu ngủ)

Ngủ cũng cung kính

Không khí đại lễ Phật Đản 2011 đã ngập tràn khắp các tỉnh miền Bắc
(Dân trí) - Bắt đầu từ ngày 16/5, mùa Đại lễ Phật đản năm 2011 mới chính thức được bắt đầu, nhưng khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Lạng Sơn không khí đã rộn ràng với sự tham dự của hàng chục ngàn phật tử, người dân.
Ghi nhận của PV Dân trí tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, đêm nhạc “Hương sen mầu nhiệm” lần 2 chào mừng đại lễ Phật đản 2011 đã diễn ra trong không khí hết sức tưng bừng với sự tham gia của hàng trăm tăng ni, phật tử và nhân dân thủ đô.
Đặc biệt, trong đêm nhạc, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ danh tiếng cũng đã góp mặt hòa vào không khí náo nức của đại lễ Phật Đản 2011: Nhạc sĩ Anh Quân, Trần Mạnh Hùng, Cù Lệ Duyên, các ca sĩ Tùng Dương, Đức Tuấn, Lan Anh, Tân Nhàn, Khánh Linh … và dàn hợp xướng nam nữ, nhóm múa Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:
Bà con phật tử tiếp tục đoàn kết chung sức phát triển đất nước
Cập nhật lúc 02:26, Thứ hai, 16/05/2011 (GMT+7)

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chia vui cùng bà con phật tử.   ( Ảnh: Văn Đạt (TTXVN) )
 
TTXVN. - Ngày 15-5, tại chùa Bái Ðính (Ninh Bình), Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm Ðại lễ Phật đản năm 2011 - Phật lịch 2555. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; các vị Hòa thượng, Thượng tọa đại diện Trung ương GHPG, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, cùng đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân trong và ngoài tỉnh về dự.
Tại buổi lễ, đại diện GHPG Việt Nam đã điểm sơ lược lịch sử Phật lịch và nhắc lại những lời răn dạy có giá trị trường tồn trong tư tưởng của đức Phật cho các thế hệ phật tử hôm nay tiếp nối tinh thần phục vụ đạo pháp, phục vụ dân tộc. Hơn hai nghìn năm qua, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Hình Ảnh Lễ Tắm Phật Trên Khắp Thế Giới


wwwPP (3).jpg
Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
                                                Trăng Tròn Tháng Tư


   
Nắng hạ về ươm mật. Trên từng ngõ ban sơ hạnh ngân dài ( Bùi Giáng ), cùng những con phố ánh vàng rực rỡ, mặt người rạng rỡ hoan ca. Cờ ngũ sắc cùng Phật kỳ reo vui mở hội. Hội mừng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần.
 Dẫu là người ngoại đạo, nhưng ở tôi, thi thoảng cũng thích cơm chay. Có lúc cũng bập bẹ dăm ba câu chú, đọc ít kinh, ít kệ. Cứ gọi là có chút tâm Phật - nếu Phật cho phép - ngộ được cái ngộ của Nguyễn Tiên Điền: Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Và cứ thế, chữ tâm ở chốn hồng trần đã giúp tôi mơ. Có lúc, tôi mơ thấy mình chắp tay như những Thanh Văn cung kính hầu Đức Phật, nghe Ngài thuyết pháp cõi người ta (chữ của Nguyễn Du). Cũng có lúc, tôi mơ về bến giác, được chu du cõi ta bà như trăng, như gió, như mây. Cũng có lúc, tôi vui mừng như thể được ánh đạo vàng. Tôi như là bằng hữu của mọi người; tôi như là anh em của chúng sinh. Tôi nghe lời của Đức Từ Phụ sáng ngời đạo lý TỪ, BI, HỶ, XẢ
Bài học về sự hy sinh


Lời giới thiệu:
Chúng ta đã biết trận động đất và cơn sóng thần ngày 11/3/2011 đã gần như san phẳng vùng đông bắc nước Nhật. Rất rất nhiều người chết, rất rất nhiều người mất gia đình và người thân thuộc và hầu như những người sống sót đều phải nhờ cứu tế xã hội. Trong khó khăn sau thảm họa, thế giới tận mắt chứng kiến tinh thần Nhật Bản qua sự chấp nhận ở lại làm việc trong nhà máy điện nguyên tử đã bị hư hại và đầy phóng xạ của 180 công nhân điện lực; của những hàng dài người xếp hàng chờ đến phiên mình được lên tàu hỏa hay những hàng dài người đợi chờ trong giá rét để đợi đến phiên được lãnh khẩu phần ăn ít ỏi. Thế nhưng câu chuyện dưới đây của Hà Minh Thành, một người Việt đang làm cảnh sát ở Nhật Bản được đăng trên báo Lao Động số ra ngày 18.3.2011 sẽ khiến ta sửng sốt bởi nhân vật chính trong câu chuyện chỉ là một cậu bé chỉ đang độ tuổi Oanh Vũ mà thôi.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các anh chị huynh trưởng như một bài học trên con đường giáo dục của GĐPT chúng ta.
                    Tâm sự gửi các em đoàn sinh: Rừng tre, vườn táo


Dù tre già hay măng non chỉ cần các em đoàn kết xiết chặt tay nhau như rừng tre chiều nay ta chặt đó. Các em thấy không? Cả một rừng tre, già có, non có, đan chặt vào nhau, những cành gai vươn ra lỏm chổm che chắn cho những cây tre non tránh sự tàn phá qua mưa gió bão bùng.
Chiều nay tôi cùng các em lên rừng chặt tre về làm trại. Đứng trước một rừng tre bát ngát, cây đan cây, cành xen cành, gai nối liền gai, tre già thì vàng óng, rựa chặt vào thì dội ra, tre non thì chặt vào ngọt sớt.
Thông Điệp Phật Đản của Liên Hiệp Quốc


THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC BAN KI MOON
Ngày 12 – 14/5/2011, Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Thái Lan, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon, đã gởi bức thông điệp đến Đại lễ. Nay xin giới thiệu nội dung bức thông điệp ấy đến bạn đọc.


Tôi hân hoan gởi lời chúc mừng nồng hậu đến toàn thể quý vị tham dự Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 tại Thái Lan.
     Quý vị đã chọn chủ đề về sự phát triển kinh tế xã hội, một chủ đề có tính hiện đại, nhưng cốt lõi của nó lại là vấn nạn về khổ đau của nhân loại mà chính Đức Phật Thích Ca đã nhìn thấy và đã nhấn mạnh cách đây hơn 2.500 năm, khi Ngài từ giã hoàng cung, từ bỏ những thứ sở hữu của thế tục để xuất gia tầm đạo.

                                    Đại Lễ Phật Đản

      Kính thưa quý anh chị,
     Cùng các em thân mến.
     Từ ngày mồng 8 tháng tư âm lịch chúng ta đã vào mùa Phật Đản. Trước năm 1959 các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam tổ chức ngày lễ chính thức vào ngày mồng 8 tháng tư. Do ảnh hưởng từ câu chuyện vua Hán Minh Đế Trung Hoa cổ đại cách đây hơn 2000 năm.
     Hán Minh Đế họ Lưu, tên Trang, Thái Tử nhà Đông Hán Quang Võ Đế, sau khi lên ngôi xem trọng nho học, tôn kính người già. Vào năm Vĩnh Bình thứ 7 (năm 60 sau công nguyên), nhà Vua mộng thấy một người thân vàng, cao một trượng sáu, cổ đeo vòng nhựt luân, hào quang phát ra sáng chói khắp bốn bề, thuần một màu vàng, bay đến cung điện. Nhà vua thấy lạ, sáng sớm hôm sau truyền quan thái sử Phó Nghị vào cung hỏi về điềm mộng ấy kiết hung thế nào. Thái sử Phó Nghị tâu với nhà vua: “thần nghe nói bên phương Tây (Thiên Trúc) có vị Thánh, còn gọi là Phật, theo như lời của Bệ Hạ vừa kể, thì người trong giấc mộng đêm qua chính là Phật vậy.” Nhà Vua bèn phái đại quan Thái Âm, cùng đoàn tùy tùng tổng cộng gồm 18 vị đi Tây Trúc thỉnh Kinh. Phái đoàn đi đến nước Đại Nguyệt Thị thì gặp hai vị Thánh Tăng là Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, chở tượng Phật, xá-lợi và kinh (kinh chép trên lá bối) cũng đang trên đường sang phương Đông truyền bá Phật Giáo. Nhân đó, họ bèn thỉnh hai vị cao tăng, về đến thành Lạc Dương. Hán Minh Đế hay tin lòng vui vô hạn, Ông đích thân đón tiếp hai vị cao tăng, sau đó cho xây dựng Chùa Bạch Mã, làm nơi để họ dịch kinh.
Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Giám Đốc UNESCO

Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Thái Lan, Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova, đã gởi bức thông điệp đến Đại lễ. Nay xin giới thiệu nội dung bức thông điệp ấy đến bạn đọc.
Nhân ngày đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 này, tôi muốn bày tỏ lời chúc chân thành và nồng hậu nhất đến tất cả mọi Phật tử trên khắp thế giới.
Năm nay chúng ta thể hiện lòng tôn kính đặc biệt đối với đức vua Thái Lan, vua Bhumibol Adulyadej, nhân dịp lễ sinh nhật lần thứ 84 của đức vua. Cũng nhân đây, về phía cá nhân tôi, tôi kính gởi đến đức vua những lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi cũng xin chúc mừng Chính phủ hoàng gia Thái Lan và Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya trong việc tổ chức Đại lễ với Hội thảo quốc tế về chủ đề “Những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo đối với sự phát triển kinh tế xã hội”.



     Thưa Anh Chị Em Huynh trưởng bốn phương,
Nghề chúng ta là nghề Trưởng, nghĩa là hướng dẫn, bày vẻ, giáo dục cho đàn em của chúng ta sống có tình có nghĩa với cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè v.v.. theo truyền thống luân lý Á Đông tốt đẹp.
     Mặt khác, chúng ta được nghe dạy rằng: “Phải biết ơn cha mẹ, phải có hiếu với cha mẹ” và đức Phật cũng dạy rằng: “Trong thời không có Phật, thờ phụng cha mẹ là thờ phụng Phật” v.v.. đó là những đề tài muôn đời trong văn chương, văn học và cả kinh sách … Chúng tôi xin chưa nói đến_để dành đề tài đó cho mùa Vu Lan _ Hôm nay chúng tôi xin thêm một ý vào vấn đề biết ơn, cảm ơn, thọ ơn v.v.. Chúng ta không chỉ biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo v.v.. mà còn phải biết ơn con cái và đàn em hay học trò của chúng ta nữa. Thật vậy, chính họ làm cho cuộc sống chúng ta trở nên có ý nghĩa hơn. Lòng biết ơn của chúng ta được thể hiện bằng tình thương, sự chăm sóc, sự hiện diện bên cạnh họ, cũng có khi chỉ cần là một nụ cười, một cái bắt tay v.v.. Vậy mà nhiều khi chúng ta cũng không làm nỗi, có thể làm tổn thương tâm hồn của một em bé, một đúa con… và có khi chúng ta cũng vô tình không biết được lỗi lầm của mình … BBT vừa nhận được một chuyện kể rất cảm động của một huynh trưởng gởi đến, đề nghị làm sao để cho những huynh trưỏng trẻ xem, chúng tôi nghĩ rằng cách đơn giản nhất để làm theo yêu cầu của Bạn ấy là đưa vào Câu Chuyện Dưới Cờ hôm nay.
Làm Nước Tương - Tương Hột

Nước tương làm thủ công tại nhà hợp vệ sinh, giàu chất đạm, rất thơm - Chỉ xịt chút nước tương ăn với cơm không vẫn thấy ngon khi đói.

Xưa làm ra nước tương bán thường chú trọng về phẩm hơn nên nước tương làm ra rất ngon, và thơm mùi đậu nành hợp khẩu vị người tiêu thụ . Nay vì ham lợi nên nước tương làm ra do tùy tiện pha chế lại không bị kiểm phẩm hành chánh chuẩn mực nên sau kiểm nghiệm phát hiện thấy có hóa chất độc hại cho sức khỏe và hương vị khác hẳn nước tương cổ truyền.

Mùa hè rất thích hợp cho việc làm nước tương, sau khi cho đậu nành vào khạp sành cần phơi nắng vài tháng theo đúng qui trình thủ công để phân giải protein trong hạt đậu thành các axit amin tự do, lúc này đem phơi nắng để lợi dụng nhiệt độ của ánh nắng làm tăng hoạt tính enzim xúc tiến quá trình phân giải protein càng nhanh, sản phẩm sẽ chóng ngọt và nhanh sẫm màu.

Cuối Mùa Xuân hoàn tất xong giai đoạn đầu làm nước tương. Giờ thì đang ủ trong một cái thùng lớn với nắp đậy, bên ngoài thùng phủ thêm một lớp nilong được dán chặt với băng keo để ngăn ngừa bụi bặm khi phơi nắng ngoài trời vài tháng.

Trong thời gian ủ đậu nành không nên mở nắp cho đến khi thành tương hột ăn được chuẩn định.

Thường theo cách làm thủ công xưa thì dùng nước cốt của tương đậm đặc chất đạm của đợt ủ đậu nành đầu tiên, pha chế thêm với nước dừa tươi và trái thơm sên với đường mật, sau đó qua vài công đoạn nhỏ nữa họ sẽ có một loại nước tương nguyên chất rất thơm ngon.


Cách làm nước tương thủ công để ăn trong gia đình:
 .: Y Học & Đời S: Chanh Trị Bệnh Cancer Hay Hơn Chemotherapy


CHANH TRỊ UNG THƯ


Chanh là thần dược bạn ơi
Mạnh hơn hóa trị gấp 10.000 lần
Xin đọc rất kỹ tin này
Đọc xong phổ biến tin này


Chanh trừ được các bệnh ung thư. Đây là một tin mới nhất của Y Khoa, để chống lại bệnh ung thư. Các bạn ha4y chú ý đọc nó thật kỹ bản điện tín  này mà người ta mới vừa gởi cho tôi, và tôi hy vọng các bạn sẽ phổ biến gởi đi tiếp……

Xem tiếp
Đăng Ngày 20 tháng 12 năm 2010 (616 lần đọc)

      .: Y Học & Đời S: Lợi Ích Của Đậu Bắp


Tôi được biết một phương pháp trị liệu bệnh tiểu đường qua một chương của đài truyền hình. Vì chính tôi là người có bệnh tiểu đường, và sau khi thử, tôi cảm thấy có hiệu quả thật. Hiện giờ số lượng đường trong máu của tôi đã được chận đứng, tôi không cần phải uống nhiều thuốc nữa.

Em gái tôi chích Insulin đã nhiều năm, nay đã khỏi bệnh. Sau khi dùng phương pháp uống đậu bắp, khoảng vài tháng sau thì em tôi không cần chích Insulin nữa.

Xem tiếp
Đăng Ngày 13 tháng 12 năm 2010 (570 lần đọc)

                                         Lễ phục của GĐPT?
05.05.2011 22:39

Bất cứ một tổ chức, đoàn thể nào cũng có đồng phục. Trong đồng phục thì có đồng phục mặc ngày thường và đồng phục mặc trong những dịp lễ lớn, gọi là lễ phục.
            Tổ chức Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên  mô phỏng theo hình thức đồng phục của tổ chức Hướng Đạo Sinh (Scout) gồm: áo sơ-mi cụt tay và quần soọc (short), chân mang vớ cao tới gối. Vào khoảng thập niên 1940 – 1950 thì mốt quần soọc  được nhiều tổ chức thanh niên thời đó ưa chuộng và được xã hội bấy giờ chấp nhận (thậm chí trong một buổi lễ trọng đại như ngày Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình lịch sử, chúng ta vẫn thấy xuất hiện nhiều chiếc quần soọc của các tổ chức, đoàn thể  tham dự hôm ấy.) Người viết còn nhớ hình ảnh của các anh phú-lích (police) thời ấy cũng mặc soọc trong khi làm nhiệm vụ.
            Chiếc quần soọc xanh và chiếc áo lam tay cụt từ lâu đã đi vào tâm tư tình cảm của người đoàn viên GĐPT. Mỗi khi mặc bộ đồng phục GĐPT trên người, ai cũng cảm thấy như trẻ lại, trở nên tự tin và tự trọng hơn. Trên bước đường xa quê vì kế sinh nhai, ai cũng trân trọng gói ghém bộ đồng phục GĐPT đem theo cùng với những hành trang khác , xem như một biểu tượng của niềm tin và lý tưởng trong cuộc sống mà mình trọn đời theo đuổi.
 Hình Ảnh: Thắp Sáng 7 Hoa Sen Trên Sông Hương







7 đóa sen được thắp sáng trên sông Hương cho đến hết mùa Phật Đản, để cho sông Hương, cho đồng bào Huế, để hàng triệu người Phật tử thấy Huế hòa vào niềm hân hoan vô tận của mùa Phật Đản.