Ðã thành truyền thống, Tết Trung thu là Tết của trẻ em. Trong ký ức của mỗi người chúng ta, Tết Trung thu mới náo nức làm sao.
Trong ánh trăng rằm sáng vằng vặc, rộn ràng
tiếng trống, lũ trẻ quây quần bên mâm cỗ gồm hoa quả, bánh trái tuy đơn
sơ nhưng đủ mầu sắc với cách gọi nên thơ là "cỗ trông trăng" và cùng
nhau ngước lên ngắm vầng trăng sáng như gương, nghe câu chuyện cổ tích
về chú Cuội, chị Hằng. Có thể nói, Tết Trung thu đã mang đậm vẻ đẹp của
văn hóa dân tộc.
Những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế thị trường, Tết Trung thu dường như đã xa dần với truyền thống. Nhà cao tầng ở đô thị đã che mất ánh trăng, tiếng trống múa sư tử thưa thớt, còn ở chợ đồ chơi Trung thu cho trẻ em thì các đồ chơi truyền thống bị lép vế trước các đồ chơi hiện đại. Tràn ngập khắp nơi là các sản phẩm công nghiệp, nào là ô-tô, máy bay, xe máy, xe tăng, súng ống, giáo mác... Các em đã đón ánh trăng thơ mộng bằng những trò chơi máy móc, trong đó có nhiều trò chơi mang tính bạo lực, vừa nguy hiểm vừa kích thích tính xấu trong con người. Người ta đua nhau đi mua các loại đồ chơi hiện đại, đắt tiền, ít chú ý đến con tò he nặn bằng bột gạo pha mầu, vừa rẻ, vừa có ý nghĩa gợi mở cho các em sức tưởng tượng. Ngay cả bánh nướng, bánh dẻo ngày xưa làm bằng phương pháp thủ công với hương vị rất đặc trưng, nay người ta làm bằng đủ loại nguyên liệu đắt tiền, có hộp bánh lên tới tiền triệu. Ðắt tiền mà lại không mang hương vị truyền thống và có lẽ chỉ dành cho người lớn, chỉ để dành đi biếu xén chứ không thích hợp với các mâm cỗ trông trăng.
Chúng ta thường nói, để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phải giáo dục ngay ở độ tuổi thiếu nhi, ở tuổi học đường. Tiếng hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã theo suốt cả đời người để hướng về cội nguồn, quê hương, xứ sở. Mới đây, chúng ta đã triển khai Dự án sân khấu học đường giúp các em học hỏi và yêu thích bộ môn nghệ thuật dân tộc, rồi chương trình Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực đưa các em đến với các di tích lịch sử, văn hóa, để tìm hiểu truyền thống vẻ vang của ông cha, rồi từ đó học tập, góp phần bảo vệ và phát huy... Cũng vì thế, Tết Trung thu chính là dịp để các em tiếp xúc và hưởng thụ văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là dịp tốt để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Cho nên khi tổ chức Tết Trung thu cho các em, cần nhận thức sâu sắc điều đó. Trong ngày Tết, chúng ta không quay lưng với đồ chơi hiện đại lành mạnh, nhưng không vì thế mà sao nhãng, quên đi các trò chơi đặc trưng cho Tết Trung thu truyền thống. Gần đây, dường như chúng ta ít đầu tư cho các đồ chơi truyền thống. Do chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của loại đồ chơi này hoặc chạy theo lợi nhuận, những người thợ thủ công đã đưa ra những chiếc đèn ông sao xộc xệch, giấy dán nhăn nhúm, cắm nến không vững hoặc chưa cắm đã đổ, những đầu sư tử bôi phết qua loa... Nhớ lại trước đây, người ta làm các loại đồ chơi này cẩn thận, kỹ càng lắm. Khung đèn ông sao đều đặn, chắc chắn, giấy bóng kính bọc căng phẳng phiu không một nếp nhăn, trang trí cầu kỳ và đẹp, chiếc đèn kéo quân trang trí tỉ mỉ không khác gì một tác phẩm nghệ thuật, chiếc đèn ông sư chỉ với chiếc bánh xe gỗ di chuyển dễ dàng, trơn chu, rất sinh động... Như vậy không chỉ đơn thuần cạnh tranh với đồ chơi hiện đại mà đồ chơi truyền thống cần phải nâng cao chất lượng đạt tới độ tinh xảo, để góp phần tạo nên đặc trưng của Tết Trung thu truyền thống, gây ấn tượng sâu sắc cho các em. Việc tổ chức Tết đậm đà truyền thống không những chỉ tránh lãng phí mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, mang lại cho các em những cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Nó còn tạo điều kiện cho các em ở vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi còn nhiều khó khăn vui Tết, ngắm trăng. Tết Trung thu lôi cuốn các em vào những sinh hoạt tập thể, lúc này cần đến những tiết mục múa hát dân gian, cần đến nhiều trò chơi dân gian để các em vui chơi thỏa thích dưới ánh trăng.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Trung thu, ai cũng mong rằng các em thiếu nhi ở khắp mọi miền của đất nước đón Tết thật vui tươi. Những tinh hoa văn hóa dân tộc của Tết Trung thu sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm hồn các em.
Những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế thị trường, Tết Trung thu dường như đã xa dần với truyền thống. Nhà cao tầng ở đô thị đã che mất ánh trăng, tiếng trống múa sư tử thưa thớt, còn ở chợ đồ chơi Trung thu cho trẻ em thì các đồ chơi truyền thống bị lép vế trước các đồ chơi hiện đại. Tràn ngập khắp nơi là các sản phẩm công nghiệp, nào là ô-tô, máy bay, xe máy, xe tăng, súng ống, giáo mác... Các em đã đón ánh trăng thơ mộng bằng những trò chơi máy móc, trong đó có nhiều trò chơi mang tính bạo lực, vừa nguy hiểm vừa kích thích tính xấu trong con người. Người ta đua nhau đi mua các loại đồ chơi hiện đại, đắt tiền, ít chú ý đến con tò he nặn bằng bột gạo pha mầu, vừa rẻ, vừa có ý nghĩa gợi mở cho các em sức tưởng tượng. Ngay cả bánh nướng, bánh dẻo ngày xưa làm bằng phương pháp thủ công với hương vị rất đặc trưng, nay người ta làm bằng đủ loại nguyên liệu đắt tiền, có hộp bánh lên tới tiền triệu. Ðắt tiền mà lại không mang hương vị truyền thống và có lẽ chỉ dành cho người lớn, chỉ để dành đi biếu xén chứ không thích hợp với các mâm cỗ trông trăng.
Chúng ta thường nói, để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phải giáo dục ngay ở độ tuổi thiếu nhi, ở tuổi học đường. Tiếng hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã theo suốt cả đời người để hướng về cội nguồn, quê hương, xứ sở. Mới đây, chúng ta đã triển khai Dự án sân khấu học đường giúp các em học hỏi và yêu thích bộ môn nghệ thuật dân tộc, rồi chương trình Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực đưa các em đến với các di tích lịch sử, văn hóa, để tìm hiểu truyền thống vẻ vang của ông cha, rồi từ đó học tập, góp phần bảo vệ và phát huy... Cũng vì thế, Tết Trung thu chính là dịp để các em tiếp xúc và hưởng thụ văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là dịp tốt để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Cho nên khi tổ chức Tết Trung thu cho các em, cần nhận thức sâu sắc điều đó. Trong ngày Tết, chúng ta không quay lưng với đồ chơi hiện đại lành mạnh, nhưng không vì thế mà sao nhãng, quên đi các trò chơi đặc trưng cho Tết Trung thu truyền thống. Gần đây, dường như chúng ta ít đầu tư cho các đồ chơi truyền thống. Do chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của loại đồ chơi này hoặc chạy theo lợi nhuận, những người thợ thủ công đã đưa ra những chiếc đèn ông sao xộc xệch, giấy dán nhăn nhúm, cắm nến không vững hoặc chưa cắm đã đổ, những đầu sư tử bôi phết qua loa... Nhớ lại trước đây, người ta làm các loại đồ chơi này cẩn thận, kỹ càng lắm. Khung đèn ông sao đều đặn, chắc chắn, giấy bóng kính bọc căng phẳng phiu không một nếp nhăn, trang trí cầu kỳ và đẹp, chiếc đèn kéo quân trang trí tỉ mỉ không khác gì một tác phẩm nghệ thuật, chiếc đèn ông sư chỉ với chiếc bánh xe gỗ di chuyển dễ dàng, trơn chu, rất sinh động... Như vậy không chỉ đơn thuần cạnh tranh với đồ chơi hiện đại mà đồ chơi truyền thống cần phải nâng cao chất lượng đạt tới độ tinh xảo, để góp phần tạo nên đặc trưng của Tết Trung thu truyền thống, gây ấn tượng sâu sắc cho các em. Việc tổ chức Tết đậm đà truyền thống không những chỉ tránh lãng phí mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, mang lại cho các em những cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Nó còn tạo điều kiện cho các em ở vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi còn nhiều khó khăn vui Tết, ngắm trăng. Tết Trung thu lôi cuốn các em vào những sinh hoạt tập thể, lúc này cần đến những tiết mục múa hát dân gian, cần đến nhiều trò chơi dân gian để các em vui chơi thỏa thích dưới ánh trăng.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Trung thu, ai cũng mong rằng các em thiếu nhi ở khắp mọi miền của đất nước đón Tết thật vui tươi. Những tinh hoa văn hóa dân tộc của Tết Trung thu sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm hồn các em.
NGUYỄN KIỀU ANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét