ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TU
HỌC CÁC BẬC HỌC CỦA HUYNH TRƯỞNG
Dự thảo tham luận tại hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPT tỉnh Bình Định
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tại CHƯƠNG V của Nội quy Gia đình Phật tử thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN
nói về HUẤN LUYỆN VÀ TU HOC đã nói rõ “ Tu học chánh pháp, trau dồi kiến thức
là vấn đề trường kỳ và quan yếu hàng đầu đối với đời sống huynh trưởng. Chương
trình tu học và đào luyện gồm các mục đích cơ bản: xây dựng nếp sống tinh thần,
hoàn thiện phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức tổng quát, có năng lực chuyên
môn và tinh thần sáng tạo để hướng dẫn tu học cho Đoàn sinh GĐPT cũng như để
phụng sự đạo pháp và dân tộc”.
Việc tu học của Huynh trưởng là cực kỳ quan trọng, liên tục,
trường kỳ mới mong đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn tu học cho Đoàn sinh nhất là
trong giai đoạn hiện nay với trình độ khoa học tiến nhanh như vũ bão, xã hội
thay đổi từng ngày, tâm sinh lý, đời sống mỗi ngày mỗi diễn biến phức tạp… Nếu
Huynh trưởng không tu hoc, trau dồi đạo đức, cập nhật kiến thức thì sẽ trở nên
lạc hậu. Vì vậy chúng ta cần tổ chức việc tu học cho Huynh trưởng một cách khoa
hoc nhằm bảo đảm các tiêu chí: Hiệu quả, thiết thực, chất lượng, phù hợp với
điều kiện kinh tế- xã hội hiện tại.
II/ TỔ CHỨC TU HỌC NHIỆM KỲ QUA:
1. Những việc đã làm được:
Nhiệm kỳ 2007 – 2012 là một nhiệm kỳ đầy biến động của GĐPT
Bịnh Định, từ năm 2009 đã có sự phân hóa trong Ban Hướng dẫn GĐPT Bình Định.
Một số lớn thành viên BHD do bất đồng chính kiến nên rút khỏi Phân ban GĐPT thuộc
GHPGVN. Số thành viên BHD còn lại rất ít nên phải bổ sung tạm thời một số Ủy
viên để duy trì hoạt động của Phân ban GĐPT. Tuy vậy việc tổ chức tu học, huấn
luyện vẫn được duy trì đều đặn. Liên tục các năm 2010, 2011, 2012 đều tổ chức
thi kết khóa các bậc Kiên, Trì, Định và khai các khóa học tiếp theo dưới sự
điều hành của Ban điều hành các lớp Kiên –Trì –Định do anh Nguyên Hòa làm
trưởng ban.
Hình thức tổ chức học viên tập trung mỗi tháng 1 ngày, địa
điểm thì thi đổi lúc ở huyện này lúc ở huyện khác tùy tình hình cụ thể, giáo
thọ thì học ở đâu thì cung thỉnh giáo thọ ở đó… Đặc biệt có thí điểm một lớp
Bậc Kiên ủy quyền cho GĐPT huyện Tây Sơn tổ chức năm 2011 thời gian 7 ngày liên
tục với hình thức BĐH GĐPT huyện Tây Sơn tổ chức chiêu sinh, tổ chức học tâp,
cung thỉnh giáo thọ, giảng viên bảo đảm học đúng, học đủ chương trình quy
định.Phần khảo thí như đề thi, giám khảo do
BHD tỉnh chịu trách nhiệm.
2. Đánh giá việc tổ chức tu học thời
gian qua:
Chúng tôi đánh giá rất cao và trân trọng tinh thần trách
nhiệm của BHD và Ban điều hành tu học, dù rất ít người nhưng đã vượt qua nhiều
khó khăn để duy trì việc tu học cho Huynh trưởng các cấp trong 3 năm qua.
Hiện tại BĐH tu học các bậc Kiên- Trì – Định tổ chức các
khóa học theo phương pháp tập trung 1 tháng 1 lần ở các địa điểm khác nhau lúc
ở Qui Nhơn, Tây Sơn, lúc thì Hoài Nhơn, Phù Cát …Vì xa xôi nên học viên tập
trung ổn định thì đã đến 9 giờ, học đến 11giờ 30. Buổi chiều từ 13giờ 30 đến 16
giờ phải kết thúc cho học viên ở xa về nên không đủ thời lượng cho các tiết
học. Mà một năm cũng không tập trung được 12 thàng vì lễ, Tết, mưa bão.v.v. vì
vậy không thể nào học hết chương trình theo qui định. Cũng phải nói đến là học
theo phương pháp này cũng rất tốn kém tiền bạc cho học viên vì di chuyển xa, ssix
số học viên không đầy đủ, có lúc cả 3 lớp Kiên-Trì- Đinh mà có mặt chưa được 20/100
học viên, phải gom lại học chung một đề tài đẫn đến cháy kế hoạch đã định. Theo
ý kiến chủ quan chúng tôi thấy rằng phương pháp tổ chức tu học này không đạt
hiệu quả như mong muốn và có nhiều điểm yếu như: không bảo đảm chương trình do
thiếu thời gian. Tốn kém tiền bạc, thời gian của học viên, ít có học viên nào
có mặt theo học đủ theo số lần tập trung, sĩ số không được duy trì đầy đủ. Ban
điều hành cũng rất vất vả, bị động trong việc tìm địa điểm và mời giảng viên.
Về phương pháp tổ chức thời gian học tập trung như đã thí
điểm ở huyện Tây Sơn có Ưu điểm là do qui mô trong huyện nên thời gian duy
trì ngày 8 giờ học tập. Chủ động trong
việc mời giảng viên. Nên bảo đảm học hết chương trình. Không tốn chi phí cho
việc đi lại.Thi kết khóa do BHD tổ chức , ra đề thi nên bảo đảm tính khách
quan.
Nhược điểm của phương pháp này là tập trung 7 ngày liên tục
cũng gây khó khăn cho việc làm ăn, sinh kế của huynh trưởng học viên.
III/ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG
PHÁP TU HỌC HÀM THỤ:
Chúng ta có thể thấy rằng phương pháp tổ chức tu học theo
lối cũ của mấy mươi năm trước đến nay không còn phù hợp. Vì sao?
Một là: Ngày xưa tài liệu rất hiếm do ít
nguồn , việc in ấn để phổ cập rất khó khăn. Nhưng thời đại hiện nay là thời đại
thông tin. Nguồn tài liệu trên mạng chúng ta có thể truy cập lúc nào cũng được,
đề tài nào cũng có.
Hai là: Ngày trước số chư Tăng có đủ trình
độ để có thể giảng các đề tài Phật Pháp, kinh điển của bậc Trì, bậc Định rất ít nên cần phải tập
trung để nghe giảng.
Ngày nay phần lớn chư Tăng Ni được đào tạo từ cơ bản đến cao
cấp cũng nhiều, huyện nào cũng có .
Ba là: Nhịp sống bây giờ nhanh, hối hả
chớ không chậm như ngày xua. Ví dụ ngày xưa làm lúa ruộng tốt thì 2 vụ, ruộng
cao thì chỉ một vụ. Còn hiện tại lúa làm 3 vụ nên không có khái niệm thời gian
nông nhàn nữa…còn biết bao nhiêu việc làm khác để kiếm sống nên thời gian tập
trung nhiều ngày trong năm gây khó khăn cho học viên.
Bốn là: Huynh trưởng ngày nay đa phần có
trình độ văn hóa tương đối.Huynh trưởng phải tu
tu học trên tinh thần tự giác cao, tự học là chính. Tranh thủ thời gian
rỗi vào ban đêm…
Vì vậy chúng tôi xin đề xuất Tu học theo phương pháp hàm
thụ.
Thật ra phương pháp này không xa lạ gìvới thế giới và trong
nước. Bất kỳ quốc gia nào cũng có chương trình đào tạo từ xa giành cho những
người vừa làm vừa học để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của mỗi người.
Kế hoạch cụ thể như sau:
- Mỗi năm tập trung 1 lần để thi kết khóa và khai khóa tiếp
theo. Có thể kết hợp với trại huấn luyện hằng năm nếu thuận tiện.
- Ban nghiên huấn sẽ cung cấp chương trình, kế hoạch tu học
hàng tháng hằng quí, cả năm cho học viên. Ra đề kiểm tra hằng tháng, hằng quý
bằng thư hoặc trên Blog của BHD GĐPT Bình Định
- Ban điều hành các huyện có trách nhiệm tổ chức lớp học,
mời giảng viên đôn đốc , kiểm tra việc tu học của huynh trưởng học viên huyện
mình.
- Hằng tháng hoặc hằng quý do qui định của Ban Nghiên Huẩn,
học viên gủi bài kiểm tra định kỳ cho Ban Nghiên huấn qua đường bưu điện..
Có người nói cho đề tài học viên làm ở nhà lật tài liệu chép
thì chất lượng đâu? Xin thưa rằng học viên biết chỗ để lật ra được thì học viên
phải đọc qua tài liệu, rồi học viên chép lại thì ít nhất cũng được 2 lần đọc
cũng tốt lắm rồi. Xin nói 1 chuyện vui có thật là kỳ thi vừa rồi có một thí
sinh mươn tôi quyển tài liệu tu học để làm phần tự luận của đề thi, tôi cho
mượn nhưng 20 phút sau mà thí sinh đó chưa tìm ra chỗ nào để chép vì không biết
bài đó nằm chỗ nào?
- Hết niên khóa, Ban Nghiên huấn xem xét các học viên có đủ
điều kiện để cho tham dự thi kết khóa
như sau:
+ Học viên có ghi
danh học lúc khai khóa.
+ Học viên có đủ bài
kiểm tra định kỳ và đạt yêu cầu về điểm số.
Thi kết khóa tổ chức thật nghiêm túc, đánh giá đúng chất
lượng, có thể trượt 100% cũng chấp nhận sang năm cho thi lại chứ không nên xuê
xoa làm lấy được . cụ thể là làm thật chặc chẽ các tiêu chuẩn tuyển sinh đầu
vào và bảo đảm chất lượng đầu ra.
Với phương pháp này ưu điểm là học viên chủ động được thời
gian học tập của mình. Không phải di chuyển xa tiết kiệm được thời gian và tiền
bạc, sẽ thu hút được đông đảo Huynh trươngt theo học. BĐH các huyện nắm chắc
đươc số huynh trưởng học viên đon vị mình và có một phần trách nhiệm về vấn đề
này.
Phương pháp này đòi hỏi Ban Nghiên huấn phải chuẩn bị thật
tốt về tài liệu học tập. Phân bổ chương trình, kế hoạch học tập thật khoa học,
chi tiết từng môn học, bài học .
Ban điều hành các huyện Thành phố phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc tố chức, tạo điều kiện
thuận lợi cho các học viên .
Về học viên đòi hỏi tinh thần tự chủ cao, phải sắp xếp thời
gian tự giác học tâp.
Kính thưa hội nghị,
Trên đây là ý kiến chủ quan của chúng tôi, có thể đúng, có
thể sai nhưng với tinh thần trách nhiệm và lục hòa chúng tôi mạnh dạn nêu lên
trước hội nghị mong muốn góp phần đổi mới phương pháp tu học của Huynh trưởng
trong thời gian đến.
Kính mong được sự chỉ giáo của Chư Tôn đức và ý kiến phản
biện, đóng góp chỉnh sửa bổ sung của tất cả anh chị em, làm thế nào đạt tới mục
đích cuối cùng là tìm ra phương pháp tu học cho Huynh trưởng tốt nhất.
Xin kính chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Trân trọng cảm cảm ơn,
Như Minh
Như Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét