Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

CHỦ NHẬT 28 THÁNG 4 NĂM 2013

     Chủ nhật 28 tháng 4 năm 2013, buổi sinh hoạt thường kỳ của GĐPT Phước Sơn đặc biệt hơn thường kỳ.
Đầu tiên là Thầy Cố vấn giáo hạnh có buổi nói chuyện với Huynh trưởng và đoàn sinh nội dung: " Định hướng tương lai ". Thầy đã dạy cho các em đoàn sinh là người Phật tử thì phải tinh tấn cả trong học tập văn hoá, mở mang kiến thức phải luôn đi song song với tu tập để trở thành người Phật tử chân chính. Buổi nói chuyện của Thầy trong không khí ấm áp, than mật và cởi mở.
     Đặc biệt thứ hai là các em Oanh vũ đã họp bàn chuẩn bị cho ngày NGOAN - Ngày truyền thống của Ngành OANH. Năm nay Ban Huynh trưởng đã gợi ý , hướng dẫn cho các em dựng xây kế hoạch cho ngày lễ truyền thống của mình. Gì thì gì chớ chương trình văn nghệ là món đầu tiên phải kể đến. Các em đã lên chương trình 12 tiết mục rồi, còn lại để phần cho các anh chị Ngành Thiếu nữa chớ!
     Đặc biệt thứ ba là hôm nay ngày 28 tháng 4 năm 2013 là ngày SINH NHẬT của anh Võ Thế Đông - Đoàn phó Oanh Vũ Nam. Cuối giờ sinh hoạt bữa tiệc mừng sinh nhật anh Đông diễn ra, đơn giản thôi: 01 cỗ bánh sinh nhật, mấy cái dưa hấu được bổ ra, mấy em Oanh Vũ Nam khiêng 1 cái bàn, anh LĐT mang loa ra; thế là bữa tiệc bắt đầu bằng tiết mục đốt nến và bài hát mừng sinh nhật vang lên. Những lời chúc mừng, những bài hát, nụ cười, tràng vỗ tay là những món quà của các em dành cho anh Đông. Không khí ấm áp, tràn ngập niềm vui.
     Dưới đây là hình ảnh buổi sinh hoạt:

THẦY CỐ VẤN NÓI CHUYỆN


GĐPT PHÚ THỌ T.P QUI NHƠN THĂM ĐÀN TẾ TRỜI - TÂY SƠN




Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Ảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ

Dáng điệu trầm tư của cáo trong buổi bình minh, bầy chim cánh cụt chạy hối hả về tổ sau chuyến săn mồi là những ảnh lọt vào vòng chung kết cuộc thi của Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Thiên nhiên Đức năm 2013.

Cáo lông đỏ đứng giữa rừng trong một buổi bình minh. Bức ảnh đoạt giải nhất thể loại "Động vật có vú". Ảnh: Hermann Hirsch.
Những con chim biển nghỉ ngơi trên tảng băng ở Bắc Cực. Tác phẩm đoạt giải nhất thể loại "Chim". Ảnh: Bernd Nill.

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN







            Anh chị em  thân mến!

           Dù là đệ tử xuất gia, chư tôn đức Tăng Ni cũng phải ăn mới sống. Nhưng phải ăn như thế nào để nuôi dưỡng căn thân, tăng trưởng huệ mạng đoạn dứt sanh tử đạt cứu cánh nát bàn đó là cách chúng ta cần phải học và vâng làm.
Trong kinh Tịnh Khẩu số 500 bộ Tạp A Hàm có câu chuyện nói lên “cách ăn đúng chánh pháp” của chư đệ tử Phật. Để hiểu đựơc phần đối thoại giữa ngài Xá Lợi Phất và 1 nữ tu ngoại đạo tên là Tịnh Khẩu, chúng ta phải thông qua các định nghĩa sau của Sa môn Bà La Môn:
           Nếu Sa Môn Bà La Môn kiếm ăn một cách tà vạy gọi là Hạ khẩu thực. Nếu ngước xem hiện tượng Thiên văn trăng sao để kiếm ăn gọi là Ngưỡng khẩu thực. Nếu Sa Môn Bà La Môn làm tay sai cho kẻ khác để kiếm ăn gọi là Phương Khẩu Thực. Nếu Sa Môn Bà La Môn làm thầy thuốc để kiếm ăn gọi là Tứ Duy khẩu thực.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Thơ Như Vũ: THẢ TRĂNG


















Ngàn năm trăng thả yếm trăng phơi

Ướm chút vàng rơi tưới cõi người

Mục tử say tình bao kẻ thấu ?

Hằng Nga thấm ý nọ ai cười ?

Ngơ ngơ gió thổi la đà mộng

Ngẩn ngẩn mây bay lắc léo đời

Ghé xem nước ước chim đa mỏi

Vàng động dưới đồi trăng vỡ đôi !



Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

LỄ TANG HOÀ THƯỢNG THÍCH THIỆN NHƠN

Một số hình ảnh của GĐPT Bình Định tại 
Lễ Tang Trưởng Lão Hoà Thượng thượng Thiện hạ Nhơn


 Đại biểu Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT Trung Ương viếng tang


Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

CÁO PHÓ TANG LỄ HT. THÍCH THIỆN NHƠN TRƯỞNG BTS/GHPGVN TỈNH BÌNH ĐỊNH TÂN VIÊN TỊCH





GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
------ o0o ------

                  VĂN PHÒNG 2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------- o0o ----------

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2013


 
CÁO PHÓ
-     Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN.
-     Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định.
-     Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định.
-     Môn Đồ Pháp Quyến vô cùng kính tiếc báo tin:

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN NHƠN

-       Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
-       Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
-       Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định.
-       Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định.
-       Viện chủ Tổ đình Thiên Đức, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Sau cơn bệnh nhẹ, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 06giờ30phút, ngày 20 tháng 4 năm 2013 (nhằm ngày 11 tháng 3 năm Quý Tỵ) tại Tổ đình Thiên Đức, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
* Trụ thế       :  83 năm
* Hạ lạp         :  63 năm
-       Lễ nhập Kim quan vào lúc 20giờ00, ngày 20/4/2013 (nhằm ngày 11/03/âl).
-       Kim Quan Hòa thượng được tôn trí tại Tổ đình Thiên Đức.
-       Lễ viếng bắt đầu lúc 07giờ00, ngày 21/4/2013 (nhằm ngày 12/03/âl).
-       Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 08giờ00 ngày 24/4/2013 (nhằm ngày 15/03/âl), sau đó phụng tống kim quan Hòa thượng nhập Bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Thiên Đức, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
             Nay Cáo Phó








 

TM. BAN THƯỜNG TRỰC HĐCM, HĐTS GHPGVN
BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH BÌNH ĐỊNH
& MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC HĐTS
(đã ký)
  Hòa thượng THÍCH TỪ NHƠN

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN


    
 
 Thưa Anh Chị Em,
      Kinh dạy: “Khi 1 niệm sân khởi lên thì đốt cháy cả một rừng công đức” Câu này chúng ta thường nghe và ít nhiều cũng có những “kinh nghiệm đau thương” về chuyện nổi sân này rồi; hôm nay xin kể ACE nghe “khi 1 niệm sân khởi lên thì đã giết chết một mạng người và làm hư hại hoàn toàn bàn tay một người khác” Câu chuyện thật bi thảm, thật quá thương tâm!
Tin trên báo: Trong khi người cha đang chăm chú đánh bóng chiếc xe hơi của mình thì cậu con trai 6 tuổi của ông dùng 1 viên sỏi vẽ trên chiếc xe của cha nhiều đường lằn. Ông ta nổi giận đến phát điên, chụp lấy bàn tay của đứa con đánh tới tấp và thật mạnh mà quên rằng mình đang dùng cái “mỏ lết” vặn vít để đánh lên bàn tay của cậu bé! Cậu bé ngất đi phải đưa vào bệnh viện và kết quả là cậu bé mất hết các ngón tay do bị gảy quá trầm trọng! Khi cậu bé tỉnh dậy, thấy đôi mắt của cha mình quá đau đớn, cậu hỏi cha: Bố ơi! khi nào thì các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại? Người cha nghẹn ngào không nói được lời nào; ông ta trở lại chiếc xe, đá vào nó xối xả! Trong lúc bị lương tâm cắn rứt, ông chợt nhìn thấy những vết lằn do con trai ông nghịch vẽ trên chiếc xe; và ông đọc thấy: “Bố ơi, con yêu Bố nhiều lắm!”. Ngày hôm sau, ông ta đã tự sát!
      Thật là một chuyện không thể tưởng tượng ra được mà lại có thật!

      Thưa các bạn,

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

THÔNG BÁO CHIÊU SINH TRẠI HUẤN LUYỆN


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
     BHD PHẬT TỬ BÌNH ĐỊNH                                ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC                
BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH                           *****O*****
            *****o*****
Số:     /PBBĐ/TB                                PL 2557, Quy Nhơn Ngày 20  tháng 04 năm 2013
                    THÔNG BÁO
V/v chiêu sinh khóa Trại huấn luyện 
Lộc Uyển 35/BĐ và A Dục 08/BĐ
           
        Kính gửi:  - Các Anh Chị Ban Viên BHD Phân Ban GĐPT Bình Định
   - Quý Anh Chị Ban Điều Hành GĐPT các Huyện,Thành Phố.
   - Các Đơn vị GĐPT trực thuộc trong Tỉnh Bình Định.
            Thực hiện chương trình tu học và huấn luyện trong dịp hè năm 2013 của BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh Bình Định. Nhằm đào tạo Huynh Trưởng cầm đoàn, truyền trao kỹ năng thực hành, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế qua công tác đào tạo của những năm trước đây.
            Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT Bình Định tổ chức khai khóa Liên trại huấn luyện Lộc Uyển khóa 35 (đào tạo Đoàn Phó) và trại huấn luyện A Dục khóa 08 (đào tạo Đoàn Trưởng). Nay thông báo một số nội dung để các đơn vị GĐPT cơ sở phổ biến đến các Trại sinh cần thực hiện trước, trong và sau thòi gian nhập trại như sau:
            1/ Thời gian trước khi nhập trại:
- Trại sinh phải lập hồ sơ nhập trại gồm có: Đơn ghi danh đăng ký tham dự trại,(có mẫu) Các Chứng Chỉ đã trúng cách các Bậc học Kiên, Trì, Chứng Chỉ trúng cách Trại Lộc Uyển (đối với trại sinh dự trại A Dục) – 02 ảnh 3X4 mặc đồng phục. (các giấy tờ nêu trên chỉ nộp bản photo không cần công chứng). Hồ sơ nhập trại được Bác Gia Trưởng hoặc Liên Đoàn Trưởng của đơn vị GĐPT sở tại ký tên xác nhận và giới thiệu lên Ban Điều Hành GĐPT Huyện, Thành phố tổng hợp danh sách chuyển đến Văn Phòng BHD Phân Ban GĐPT Bình Định trước ngày 15/05/2013. Những hồ sơ trại sinh nộp sau ngày 15/05/2013 sẽ không được giải quyết vì đã đặc trước việc in ấn tài liệu và phù hiệu trại.
- Các Trại sinh phải tự ôn tập Chương trình tu học Bậc Sơ Thiện, Bậc Kiên (đối với Trại Lộc Uyển) Trung Thiện, Bậc Trì, (đối với Trại A Dục) các kiến thức về môn học HĐTN, Văn Nghệ…vì khi nhập khóa, các trại sinh phải qua kỳ thi khảo sát chịu sự huấn luyện, có đủ trình độ kiến thức về GĐPT, có tinh thần trách nhiệm, tự nguyện phụng sự lý tưởng GĐPT.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Nhớ Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

 NGƯỜI TRÍ THỨC PHẬT TỬ ƯU TÚ 

THẾ KỶ XX

 NGƯỜI SÁNG LẬP 

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM


Bác Sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám ( 1897 - 1969 )


Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo nước nhà, tại miền Trung, vào những năm của thập kỷ 1930, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là người đã cống hiến nhiều công lao xuất sắc, đưa Phật giáo miền Trung phát triển vững chắc và sâu rộng.

Để ghi nhớ những công lao của một cư sĩ ưu tú của Phật giáo, chư vị Tôn Đức Giáo phẩm Thừa Thiên-Huế đã tạc một bức tượng bán thân cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám trong khuôn viên Tổ đình Từ Đàm, Huế. Có thể nói đây là vị Cư sĩ duy nhất từ trước đến nay có vinh hạnh lớn được chư vị Tôn Đức quý mến và dựng tượng tưởng niệm.

Cư sĩ Tâm Minh không chỉ đã cống hiến nhiều công lao chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là người tiên phong sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật giáo, nhờ vậy Gia đình Phật tử có nhân duyên ra đời và phát triển như ngày hôm nay.

TƯỞNG NIỆM HUÝ NHỰT TÂM MINH _ LÊ ĐÌNH THÁM


Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN


     Thưa Anh Chị Em
      Trong Kinh tạng Pàli, Đức Phật thường nhắc đến bốn hạng người sống trong cuộc đời này:

      Hạng thứ nhất: tự làm khổ mình, chuyên tâm làm khổ mình
     
Thứ hai: hạng làm khổ ngưòi, chuyên tâm làm khổ ngưòi
     
Thứ ba: hạng vừa tự làm khổ mình, chuyên tâm làm khổ mình, vừa làm khổ ngưòi, chuyên tâm làm khổ người.
     
Thứ tư: không tự làm khổ mình, không chuyên tâm tự làm khổ mình, cũng không làm khổ người, không chuyên tâm làm khổ người.
     Nhận xét và phân loại của đức Thế Tôn, mặc dù cách đây đã hơn 25 thế kỷ vẫn còn đúng _ dù trong xã hội nào, thời đại nào.

      Hạng thứ nhất gồm những người luôn u sầu, than thân trách phận hoặc thương vay khóc mướn, họ đã bị chứng bệnh tâm lý rất khó trị. Ví dụ cụ thể như nàng Kiều của Nguyễn Du: đi lễ hội Thanh minh, gặp nấm mồ vô chủ _ là mộ của người đẹp Đạm Tiên, một cô gái giang hồ nổi danh một thời _ thế là khóc đến “đầm đầm châu sa” và tự cho rằng mình sẽ gặp số phận như của Đạm Tiên! Không chỉ đối với những người trần tục mà ngay cả hàng xuất gia cũng có những người mắc bệnh này. Thật vậy, đó là những người tu hành mà đặt ra những giới luật quái gỡ: ví dụ như hành trì hạnh trâu, hạnh chó… ( ngưu hạnh, cẩu hạnh v.v..) vì nghĩ rằng giới càng khó giữ mà giữ được thì càng được nhiều phước đức. Có một hành giả tu theo hạnh này đến hỏi đức Phật: “những người hành trì hạnh này một cách viên mãn thì sẽ được gì trong tương lai ? Đức Phật trả lời: “Ai hành trì cẩu hạnh một cách viên mãn thì sẽ được sinh trong loài chó, nếu hành trì không viên mãn sẽ sinh vào địa ngục”

       Hạng thứ hai là những người chuyên gây đau khổ cho người khác, lấy đó làm niềm vui, nỗi thích thú của mình ; cụ thể trong lịch sử Việt nam thì có Vua Lê Ngoạ triều (Lê Long Đỉnh) ưa róc mía trên đầu mấy vị thầy chùa để thấy máu chảy chơi! Còn trong lịch sử nhân loại thì có Néron, 1 ông vua tàn bạo của đế quốc La Mã thời xưa, thả tử tù vào chuồng sư tử để tù nhân bị sư tử ăn thịt, kêu la thảm thiết, nhà vua ngồi cười hả hê! Đức Phật còn kể đến những người đồ tể (giết trâu bò), những người đao phủ, những người buôn bán khí giới…. Thời đại này có lẽ phải kể thêm những người chế tạo vũ khí hạt nhân nữa! Ngoài ra, thời đức Phật còn tại thế chưa có internet, nếu không chắc đức Phật còn kể thêm vào hạng người này những ai dùng ngòi bút, lên trên net để vu khống, mạ lị, chụp mũ v.v.. người khác ; cái này gọi là “giết người không cần súng đạn, gươm dao”

      Hạng thứ ba là những ai vừa tự làm khổ mình vừa làm khổ người ; đó là trưòng hợp của những người ghét nhau, thù nhau mà phải ở gần nhau, phải gặp nhau mỗi ngày v..v.. ngưòi ta thường gọi là “oan gia ngõ hẹp” hay là “oan gia tụ hội”. Đây là trường hợp của những cặp vợ chồng, của hai cha con, hai mẹ con, hai anh em ruột v..v.. 2 người theo lẽ thường phải thương yêu nhau nhưng trên thực tế thì lại “khắc” nhau, coi nhau như hai kẻ thù địch! Họ trả thù nhau, gây đau khổ cho nhau và chính họ cũng cảm thấy đau khổ! Điều này nếu không dùng “ác duyên, ác nghiệp” trong nhiều đời nhiều kiếp (mà trí óc bình phàm của loài người không hiểu được) để giải thích thì … chịu thua thôi!

      Hạng thứ tư bao gồm những người không tự làm khổ mình hay làm khổ người khác. Đây là hạng người lành mạnh, không mang những tâm bệnh của 3 hạng kể trên. Họ sống với các căn thanh tịnh, không tham dục ; họ sống trong tỉnh giác ; đi đứng, nằm, ngồi, nói năng, yên lặng… họ đều biết rõ và giữ gìn các nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh.

      Thưa Anh Chị Em
      Chúng ta để ý rằng trong 4 hạng người trên đây, chưa nghe đức Phật nhắc đến hạng người “làm lợi mình lợi người” _ Đây là điều đáng cho ANH-CHỊ-EM chúng ta suy gẫm. Thật vậy, Chỉ một hạng người “không làm khổ mình, không làm khổ người” đã là quá quý quá hiếm trên đời này rồi! Muốn làm hạng người này nghe qua thật giản dị nhưng thực tế vô cùng khó khăn. Bởi vì muốn BIẾT RÕ thế nào là “không làm khổ mình, không làm khổ người” chúng ta cũng phải thật tỉnh táo, phải sống với các căn thanh tịnh, phải có sự tỉnh giác… lúc bấy giờ mới có đủ trí tuệ để hiểu thế nào là thiện hay bất thiện, nên hay không nên v.v.. nếu thiếu tỉnh giác thì có khi những việc chúng ta nghĩ là Phật sự sẽ trở thành Ma sự hết! Xin ANH-CHỊ-EM quán chiếu sâu vào điều này để được ở vào hạng thứ tư theo nhận xét của đức Phật.

      Sống giản dị quả thật là rất khó ; Tây phương cũng có câu: “Hãy sống và để cho người khác sống với” (“Live and let live”) bởi vì đôi khi chúng ta tưởng GIÚP ai đó, hoá ra là HẠI họ vì mình làm việc thiếu tỉnh giác, thiếu suy nghĩ, quá hấp tấp, bồng bột, phấn khích v..v..

      Thân kính chúc ANH-CHỊ-EM thân tâm đều không bệnh, sáu thời đều an lạc, thảnh thơi.


Trân trọng,
Nhóm Áo Lam

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

THÔNG BÁO

  Về chương trình tu học các bậc học Kiên – Trì – Định – Lực 

năm học 2012-2013


                                                     GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
     BHD PHẬT TỬ B-Đ                 TỈNH HỘI PHẬT GIÁO BÌNH ĐỊNH
BHD PHÂN BAN GĐPT BĐ                               *****O*****
      *****o*****
   Số: 10   /PB-BĐ/TB                            PL 2556 Quy Nhơn Ngày 01 tháng 04 năm 2013
   THÔNG BÁO
      Về chương trình tu học các bậc học Kiên – Trì – Định – Lực
 năm học 2012-2013
     
      Kính gửi: - Các Anh Chị Ban Viên BHD Phân Ban GĐPT Bình Định
                       - Quý Anh Chị Ban Điều Hành GĐPT các Huyện,Thị Xã, Thành Phố.
                       - Các Đơn vị GĐPT trực thuộc trong Tỉnh Bình Định.
  Tiếp tục thực hiện chương trình tu học và huấn luyện năm 2013 của BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh Bình Định. Ban Điều Hành các bậc học Kiên-Trì-Định-Lực mở lớp học kỳ 06/2013 cho các bậc học theo chương trình tu học của niên khóa  2012-2013 như sau:
      1/ Thời gian và địa điểm học tập:
        Các học viên bậc Kiên-Trì-Định-Lực tập trung vào lúc 08 giờ 00 ngày 28 tháng 04 năm 2013 (nhằm ngày 19/03/Quý Tỵ) và kết thúc khóa học vào lúc 16 giờ 00 cùng ngày. Địa điểm học tập tại Chùa Thiên Phước Khối 1A Thị trấn Phú Phong Huyện Tây Sơn Tỉnh Bình Định (bên hông Khu Bảo Tàng Quang Trung –Tây Sơn).
   Các đề tài cần tiếp tục nghiên cứu tại học kỳ 06/2013 gồm có:
   Buổi Buổi sáng ngày 28/04/2013: Đề tài Lịch sử phật giáo Việt Nam thời cận đại (Bốn Bậc học chung)  
   Buổi Buổi chiều ngày 28/04/2013: Đề tài Phật giáo và vấn đề hạnh phúc gia đình(Bậc Kiên –Trì – Định)
Chi phí ăn buổi trưa được Thầy Trụ Trì Chùa Thiên Phước đài thọ.Riêng tiền tàu xe đi về các đơn vị và học viên tự sắp xếp.
   2/ Đối với học viên Bậc Lực:
  Buổi sáng ngày 28/04/2013 học viên Bậc Lực cùng nghiên cứu  đề tài Lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Buổi chiều ôn thi khảo sát năm thứ hai (đề thi do BHD Phân Ban GĐPT Bình Định cung cấp. Nộp mỗi học viên 5000đồng để photo đề thi), thảo luận nhóm để chuẩn bị viết Tiểu luận năm thứ hai (tự chọn đề tài theo chương trình đã học năm thứ hai).Tiếp tục tự ôn thi chờ BHD Phân Ban GĐPT Trung Ương thông báo địa điểm và ngày thi.
 Ban điều hành các Bậc học Kiên – Trì – Định -  Lực GĐPT Tỉnh Bình Định rất mong các học viên tập trung đông đủ để kỳ học đạt kết quả. Kính chào Tinh Tấn – Phật sự viên thành./.
       Nơi Nhận:                                                   TM/ BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH
- H.T Trưởng Ban HDPT                                       PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
“Kính tri tường”
-         Như trên:                                                                             Đã ký
“Để phối hợp và phổ biến”                                        Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

CÂY THỊ THAY LÁ






     Cây Thị cổ thụ của chùa Phước Sơn đã đến mùa thay lá rồi - Mọi năm cứ sắp đến mùa Phật Đản là cây Thị thay lá. Hàng ngày những chiếc lá khô trút xuống sân chùa đặc kín sân. Chiều nào cũng có vài em đoàn sinh thu xếp thời gian về phụ với các thầy và các chú quét dọn sân chùa. Quét thì cứ quét, một lúc sau lá lại rụng đầy. Năm nay không biết thời tiết thế nào mà khác với mọi năm - lá già chưa rụng hết mà chồi non đã bắt đầu ra thay rồi nên không bị trơ cành như mọi năm.
      Vậy là đã BỐN mùa cây thị thay lá - Gia Đình Phật Tử Phước Sơn mình bốn tuổi rồi đó. Bốn năm theo thời gian lịch s thì chưa dài, nhưng với sự hình thành và phát triển của một Gia Đình Phật Tử là cả một quá trình gian nan - thử thách. Biết bao tâm huyết của Thầy Cố vấn. Biết bao trăn trở của các anh chị Huynh trưởng. Biết bao công sức của Ban Bảo trợ. Để hôm nay GĐPT PHƯỚC SƠN nên vóc, nên hình.
     Nhìn lại đoạn đường đã qua tuy vất vả, gian lao nhưng đầy vinh dự và tự hào. GĐPT Phước Sơn từng bước trưởng thành, các hoạt động đều đặn dần đi vào nề nếp. Việc tu học được duy trì thường xuyên, việc đào tạo rèn luyện Huynh trưởng được chú trọng, tham gia các hoạt động Phật sự và hoà nhập các hoạt động của GĐPT trong tỉnh ngày càng nhiều, có thể xem  là một trong những gia đình vững mạnh của Huyện Tây Sơn.
     Điểm yếu cũng còn nhiều, Thầy Cố vấn thường xuyên nhắc nhở, gợi ý. Ban Huynh trưởng cũng đã thấy rõ và tìm biện pháp khắc phục, tìm tòi hướng hoạt động cần nhiều tư duy, sáng tạo cho phù hợp với tình hình.
     Đoàn sinh trong độ tuổi học sinh, học thêm nhiều quá, chủ nhật cũng học nên số lượng đoàn sinh tham gia không được đầy đủ, đông nhất là Oanh Vũ thôi. Huynh trưởng thì đào tạo được bao nhiêu thì lại chia tay Gia Đình để tiếp tục vào Đại học nên vãn cứ phải các anh chị Huynh trưởng già gồng gánh, các anh chị kinh nghiệm thì nhiều nhưng sức bật, độ sôi nổi kém đi rồi, nên việc đổi mới tạo sức hấp dẫn trong sinh hoạt lôi cuốn đoàn sinh không còn mạnh...
     Biết được điều đó để tìm cách khắc phục và chúng ta tin tưởng sẽ khắc phục được.
     Cũng như cây thị rụng lá mỗi mùa để rồi những chồi non bật ra và cho những trái thị thơm ngọt.  Đáng mừng thay lại có nhiều em độ tuổi oanh vũ xin vào Đoàn. Lớp này đi lại có lớp khác thay vào như cây Thị thay lá  vậy thôi.
     Vì vậy chúng ta tin rằng GĐPT Phước Sơn nói riêng và GĐPT Việt Nam trường tồn mãi mãi với thời gian.