Còn mười ngày nữa (ngày 28 tháng 10 năm 2012 nhằm ngày 14 tháng chín năm Nhâm Thìn ) là tròn 01 năm ngày mất của cố Huynh trưởng cấp Tín Như Tấc - Nguyễn Đình Lương ( Lễ tiểu tường tổ chức vào ngày 27 tháng 10 năm 2012 nhằm ngày 13 tháng 9 năm Nhâm Thìn. gdptphuocson xin phép đăng bài viết của tác giả Nguyễn Thị Phụng về tập thơ Muốn quay về núi của anh Như Tấc.
Xin trân trọng giới thiệu.
THÁNH THÓT CUNG ĐÀN
(Đọc Muốn quay về núi , tập thơ của Nguyễn Đình Lương, NXB Thanh niên- 2011)
Xin trích lại lời giới thiệu của tác giả tập thơ Muốn quay về núi (NXB Thanh niên, 2011): “nguyễn đình lương / tuổi quý mùi / mót lang bòn đỗ / bán gùi mua chai / học hành cũng chẳng ăn ai / kéo vô ba sợi lai rai lắm điều / bình sinh khôn ít dại nhiều / hiện còn phiêu dạt quán lều / Tây Sơn” (bên dưới là chữ kí lương và đóng dấu triện đỏ vuông vắn). Tôi thấy có điều rất lạ anh chỉ viết hoa từ Tây Sơn: hiện còn phiêu dạt quán lều / Tây Sơn. Có thể với anh dù là cái tên, cái tuổi, kể cả đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi người rồi cũng phiêu diêu. Chỉ có địa danh nơi anh sinh ra mới đầy tự hào với hai chữ Tây Sơn. Đất nước và con người quê anh trong Muốn quay về núi là những gì gần gũi thân thương nhất.
Cả tập thơ không dày lắm chỉ với bốn mươi lăm bài. Nói theo cách diễu là bốn năm bài, con số thật ít mà ai dám sánh bằng! Cái tình thì mênh mông của một kẻ sĩ “giang hồ” bất đắc dĩ như không giống ai, nhưng có lẽ không ai giống mình. Đó là phong cách Nguyễn Đình Lương, người con đất võ đầy hào khí, thơ lại sảng khoái làm sao:
Lục bát tràn túi Nguyễn Du
Rớt xuống thiên hạ gom thu hết rồi
Chỉ còn nước nữa mà thôi
Làm thơ xà bát bên đời lao xao/ ( Thưa )
“xà bát” ngôn ngữ đời thường được anh đưa vào thơ quả là điều táo bạo xưa nay hiếm. Tôi cảm thấy giật mình trong cách nhắc khéo của anh với những kẻ huênh hoang tự đánh giá mình quá cao “thơ mình vợ người”. Có lẽ họ nghĩ đơn giản thơ lục bát chỉ là cách gieo vần như trong diễn ca. Theo từ điển Thuật ngữ văn học thì “diễn ca là thể loại văn vần dùng để biểu hiện một nội dung thường là không đặc trưng cho thơ ca” hướng người đọc là tầng lớp nhân dân lao động trong thời kì những năm ba mươi, bốn mươi,… của thế kỉ trước, những bài diễn ca ra đời gắn liền từng đối tượng, từng công việc của nhân dân ta, để họ nghe dễ nhớ dễ thuộc cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.
Còn thơ có nhiều tầng nghĩa hơn, giàu tính nghệ thuật hơn, hãy cùng anh lắng “nghe”:
Đêm đông trăng sáng không ngủ được
Nằm nghe thềm vắng nhú rêu xanh
Nghe lạnh xô nghiêng giò lan dại
Nghe ta tóc trắng mộng chưa thành
(Đêm đông trắng sáng)
Bất chợt nhớ đến mấy câu thơ “ Đã nghe nước chảy lên non/ Đã nghe đất chuyển thành con sông dài/ Đã nghe gió ngày mai thổi lại/ Đã nghe hồn thời đại bay cao…” trong cách chuyển động từ “nghe” bằng âm thanh sự vật đến cảm xúc tư duy nhận thức của con người trong sự đổi mới đất nước ta từ những tháng ngày gian lao vất vả đã hiện ra trước mắt của nhà thơ lớn như Tố Hữu. Tôi không dám đưa ra để đối chiếu, mà chỉ đọc ở thơ Nguyễn Đình Lương sự trăn trở của đêm đông không ngủ được. Mắt nhắm lại nghe bao điều không thành tiếng đó là sự sống dù rêu trên thềm vắng, đến cái lạnh vô hình thật tàn nhẫn làm sao đã xô nghiêng giò lan lại chơ vơ đơn độc cứ buốt quá trong gan ruột lúc này. Ngoại cảnh đã thế, anh ngẫm đến mình “ Nghe ta tóc trắng mộng chưa thành” lan tỏa ra giữa thời gian tiếp diễn và không gian tĩnh lặng trong khoảnh khoắc chừng mực nào anh cảm nhận sẻ chia cùng nhân vật trữ tình trong một bức tranh Đêm Đông Trắng Sáng sống động nhờ những từ “ trăng sáng, nhú, xô nghiêng” mà day dứt “mộng chưa thành” biết chừng nào!
Trăng trong thơ Nguyễn Đình Lương bàng bạc với thắng cảnh bằng cây bút hội họa đang thăng hoa: “ Đá, đá chập chùng, trăng mờ tỏ / Mơ hồ xanh cây lá đôi bờ / suối, suối quanh co thác ghềnh khốn khó / dựa vào đâu sương khói bơ vơ ” thêm một chút lãng đãng: “ Ta nằm đây như không như có / em kề bên như có như không / lồng lộng giữa trời cao ai bỏ ngõ / mà bềnh bồng ta với mênh mông” (Trăng Hầm Hô và Em) không là trăng của ảo ảnh mà thu hút trong cái nhìn rất chi tiết đầy hứng thú của anh nào vói tới: Tóc đã thành tro vương tay trắng / Nửa đời phiêu bạt, nửa trăng xa (Tranh cổ đĩa xưa), những luyến tiếc thuở nào: “Đêm trăng ngồi lại / Bên cầu Ba La / Dấu xưa gió đọng / Nhớ tình xót xa / Vô tư nước chảy / Bạc bẽo mây qua / Buồn khuya động cửa / Chịu lời má la” trong cách chơi chữ thật tinh tế. Bên cầu Ba La ấy tình yêu mở ra đong đầy ngọt ngào ý vị. Tiếng nói trái tim thúc giục hẹn hò, dù buồn khuya động cửa nhẹ cũng bị phát hiện chịu lời má la.
Cũng chừng mực thời gian trong Muốn quay về núi là sự nhàn nhã thảnh thơi tận hưởng bên tách trà sớm, nhà thơ phát hiện ra “Rưng rưng xanh mộng sân rêu vắng / Chợt tiếng chim lồng động cõi riêng”( Trà Sớm). Tiếng chim trong lồng kia của sự gò bó tù túng. Con người lại chỉ biết mua vui quên nghĩ sự tự do của kẻ khác là sao! Rồi đến Rượu Chiều: “Một sân, một chiếu, một chai / Một mình một bóng lai rai một chiều” mới thấy hết nỗi cô đơn của thi sĩ. Cô đơn chồng chất cô đơn biết ai cùng sẻ chia giữa phố phường đông người mà lắm chật chội, anh khát khao đi tìm bầu bạn: “Gánh rượu lên non uống với rừng/ Bát ngát xanh mù xanh lớp lớp/ Lưng chừng vượn hú khói lung lung” (Gánh rượu lên non). Rồi sau cơn tỉnh lại thi sĩ mới ngộ ra:
Chiêm bao mộng giữa ban ngày
Tỉnh ra mới biết uống say quá trời
Hỏi chai- chai chẳng có lời
Hỏi li- nghiêng ngửa
Hỏi đời- bể dâu
Hỏi người- còn ở đẩu đâu
Hỏi mây, hỏi gió- dãi dầu tới lui
Hỏi lòng- chẳng biết buồn vui
Hỏi thiên thu- chỉ sụt sùi cát bay / (Sau cơn tỉnh lại)
Cách ngắt nhịp trong câu bát “ Hỏi li- nghiêng ngửa / Hỏi đời- bể dâu” thật cân xứng đối lập không đơn thuần như có sẵn cơm canh trong nồi. Giữa tiệc rượu chung vui cho ta quên hết sự đời nhục vinh trong chốc lác, cho ta quên phiền muộn ưu tư sướng khổ tháng ngày. Thơ Nguyễn Đình Lương, tình ngụ trong cảnh: “ Dù gì lầm lũi dặm sương / Bóng đêm cạm bẫy vô thường xót xa” (Đêm núi-nghe tiếng con Dù Gì) là bài học chiêm nghiệm
trở lại đời thường chất chồng phiền muộn lo toan bộn bề, những vàng thau lẫn lộn, những mưu ma chước quỷ đầy dẫy trước sau cũng chỉ vì “hữu danh và hữu lợi” riêng mình. Se sắt lắm trong cảm xúc thơ cháy bỏng tình đời, ta cứ ngỡ cuộc say nào cũng cho anh già thêm tuổi, thêm một vết nhăn trên gương mặt trong đáy lòng là cạn nỗi niềm, nhưng không, gió nối mây bay lồng lộng giữa trời cao xanh thẳm, mát tận giếng sâu:
“Buổi trưa nắng khát
Nối sợi dây gàu
Thả xuống giếng sâu
Xách lên đầy gió” / (Xách nước)
Khung cảnh làng quê là lũy tre rợp bóng trưa hè, là giếng nước mát rượi trong veo, là hình ảnh mẹ tảo tần hôm sớm, là bữa cơm đổi món ngon miệng cho cả nhà: “Nắng cong lưng mẹ vườn nhà / Gió nam rốc cháy xót xa mùa màng / Nẻ tay một mớ lá giang / Nấu chua chan đỡ, chờ sang mưa rào”(Canh lá giang mùa nắng). Cái khó khăn có còn dai dẳng chỉ theo mùa nắng, mùa mưa khắc nghiệt ở từng vùng miền. Ta cùng anh chia niềm vui nho nhỏ đâu thể nào quên: “ Nhổ gừng làm mứt / Ngã chúi trầy đầu / vợ đâm muối xát / Vẫn còn có nhau!” ( Chuyện cuối năm). Phải chăng anh không kể chuyện nhổ nghệ, nhổ tỏi, nhổ hành,… mà là nhổ gừng, để rồi ngã chúi trầy đầu vết bầm ứ máu, chỉ có xác muối mới mau tan, cách điều trị của dân gian xưa nay nhưng thật hữu hiệu vô cùng. Từ chuyện cuối năm nhổ gừng làm mứt là cảm xúc sâu lắng nhất, bởi ước tính vị muối ba năm còn mặn, gừng chín tháng còn cay là cái cớ để anh bộc bạch trái tim chân tình của mình với người vợ yêu thương từ thuở ban đầu cơ hàn khốn khó cho đến ngày răng long tóc bạc vẫn nồng ấm bên nhau. Những khi trống vắng, thi sĩ biết sẻ chia cùng ai, cô đơn vây quanh anh, nỗi nhớ nẩy mầm lên xanh: “Cu lồng gù vô cớ / Khói thuốc bay vu vơ / Em đi nhà quạnh quẽ / Hoa mận trắng hiên chờ”(Vợ vắng nhà). Cả bài tứ tuyệt không một từ ngữ nào miêu tả trực tiếp nỗi nhớ mong, anh chỉ trách ngoại cảnh cu lồng gù vô cớ, khói thuốc bay vu vơ, nhà thì quạnh quẽ lắm, và trong tầng nghĩa ẩn dụ hoa mận ngoài kia đã rụng trắng hiên chờ rồi. Bao nhiêu đấy đã nói hết nghĩa tình trăm năm tha thiết với người vợ dịu hiền gần gũi sớm hôm chia ngọt sẻ bùi, làm sao anh quên được!
Thơ Nguyễn Đình Lương là thơ của Dừng Bước Giang Hồ: “ Sải tay nằm ngửa nhìn trời / Dưới lưng cỏ dại thẹn đời đất nâu…” là thơ của Mùa Xuân Lỡ Hẹn: “ Sải tay nằm ngửa nhìn trời / Sắc không lồng lộng một thời xuân qua”. Phải chăng sự lặp lại “Sải tay nằm ngửa nhìn trời” là sự buông xuôi tiếc nuối một thời xuân qua! Hay bởi cái tính đa mang: “Ta ngồi chóc ngóc bên cầu / Lòng sông Côn trắng, cát bồi trớ trêu / Tong teo dòng nước liêu riêu / Trường Trầu bến cạn hắt hiu tháng ngày…”/(Lục bát bên cầu Kiên Mỹ). Phải chăng những địa danh Sông Côn, Trường Trầu,… đã gắn liền với lịch sử đất nước dân tộc hào hùng, gắn liền với đời sống của nhân dân quê anh suốt đời lam lũ, và gắn liền với anh lòng biết ơn tưởng nhớ khi một mình đến đây! Đôi lúc anh muốn giải tỏa bộn bề: “Muốn quay về núi / Rũ bụi thị thành / Nghe chim ríu rít / Chuyện tình lá xanh…/ Nghe suối thủ thỉ / Với lòng biển xa / … Muốn quay về núi / Gối đầu cỏ hoa / Nghe trong hương thoảng / Một đời phôi pha /(Muốn quay về núi). Trong tứ thơ bốn khổ, sự lặp lại Muốn quay về núi như là khao khát thiết tha, muốn giã từ tất cả những mưu cầu danh lợi, tìm riêng góc nhỏ bình yên hồi tưởng lại đời mình trên bước đường vạn dặm, từng gặp những gập ghềnh chông gai mỉm cười với giây phút thảnh thơi quý giá nhất lúc này. Và giờ đây, có lẽ ước muốn anh đã thành hiện thực, anh đang thong dong nơi suối ngàn đâu đó, hay đang gối đầu lên cỏ hoa ngắm những vì tinh tú lấp ló giữa trời cao vẫy gọi.
Muốn quay về núi không chỉ là tập thơ nói lên tiếng lòng nhạy cảm sâu đậm chân tình giàu tính nhân văn đáng trân trọng mà ta còn thưởng thức những bức vẽ chân dung phái đẹp, cây đàn, hoa lá, … đã thể hiện ở Nguyễn Đình Lương, một cây bút tài hoa lão luyện trên đất võ hào hùng.
18.7.2012 / Nguyễn Thị Phụng.
Xin trân trọng giới thiệu.
THÁNH THÓT CUNG ĐÀN
(Đọc Muốn quay về núi , tập thơ của Nguyễn Đình Lương, NXB Thanh niên- 2011)
Xin trích lại lời giới thiệu của tác giả tập thơ Muốn quay về núi (NXB Thanh niên, 2011): “nguyễn đình lương / tuổi quý mùi / mót lang bòn đỗ / bán gùi mua chai / học hành cũng chẳng ăn ai / kéo vô ba sợi lai rai lắm điều / bình sinh khôn ít dại nhiều / hiện còn phiêu dạt quán lều / Tây Sơn” (bên dưới là chữ kí lương và đóng dấu triện đỏ vuông vắn). Tôi thấy có điều rất lạ anh chỉ viết hoa từ Tây Sơn: hiện còn phiêu dạt quán lều / Tây Sơn. Có thể với anh dù là cái tên, cái tuổi, kể cả đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi người rồi cũng phiêu diêu. Chỉ có địa danh nơi anh sinh ra mới đầy tự hào với hai chữ Tây Sơn. Đất nước và con người quê anh trong Muốn quay về núi là những gì gần gũi thân thương nhất.
Cả tập thơ không dày lắm chỉ với bốn mươi lăm bài. Nói theo cách diễu là bốn năm bài, con số thật ít mà ai dám sánh bằng! Cái tình thì mênh mông của một kẻ sĩ “giang hồ” bất đắc dĩ như không giống ai, nhưng có lẽ không ai giống mình. Đó là phong cách Nguyễn Đình Lương, người con đất võ đầy hào khí, thơ lại sảng khoái làm sao:
Lục bát tràn túi Nguyễn Du
Rớt xuống thiên hạ gom thu hết rồi
Chỉ còn nước nữa mà thôi
Làm thơ xà bát bên đời lao xao/ ( Thưa )
“xà bát” ngôn ngữ đời thường được anh đưa vào thơ quả là điều táo bạo xưa nay hiếm. Tôi cảm thấy giật mình trong cách nhắc khéo của anh với những kẻ huênh hoang tự đánh giá mình quá cao “thơ mình vợ người”. Có lẽ họ nghĩ đơn giản thơ lục bát chỉ là cách gieo vần như trong diễn ca. Theo từ điển Thuật ngữ văn học thì “diễn ca là thể loại văn vần dùng để biểu hiện một nội dung thường là không đặc trưng cho thơ ca” hướng người đọc là tầng lớp nhân dân lao động trong thời kì những năm ba mươi, bốn mươi,… của thế kỉ trước, những bài diễn ca ra đời gắn liền từng đối tượng, từng công việc của nhân dân ta, để họ nghe dễ nhớ dễ thuộc cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.
Còn thơ có nhiều tầng nghĩa hơn, giàu tính nghệ thuật hơn, hãy cùng anh lắng “nghe”:
Đêm đông trăng sáng không ngủ được
Nằm nghe thềm vắng nhú rêu xanh
Nghe lạnh xô nghiêng giò lan dại
Nghe ta tóc trắng mộng chưa thành
(Đêm đông trắng sáng)
Bất chợt nhớ đến mấy câu thơ “ Đã nghe nước chảy lên non/ Đã nghe đất chuyển thành con sông dài/ Đã nghe gió ngày mai thổi lại/ Đã nghe hồn thời đại bay cao…” trong cách chuyển động từ “nghe” bằng âm thanh sự vật đến cảm xúc tư duy nhận thức của con người trong sự đổi mới đất nước ta từ những tháng ngày gian lao vất vả đã hiện ra trước mắt của nhà thơ lớn như Tố Hữu. Tôi không dám đưa ra để đối chiếu, mà chỉ đọc ở thơ Nguyễn Đình Lương sự trăn trở của đêm đông không ngủ được. Mắt nhắm lại nghe bao điều không thành tiếng đó là sự sống dù rêu trên thềm vắng, đến cái lạnh vô hình thật tàn nhẫn làm sao đã xô nghiêng giò lan lại chơ vơ đơn độc cứ buốt quá trong gan ruột lúc này. Ngoại cảnh đã thế, anh ngẫm đến mình “ Nghe ta tóc trắng mộng chưa thành” lan tỏa ra giữa thời gian tiếp diễn và không gian tĩnh lặng trong khoảnh khoắc chừng mực nào anh cảm nhận sẻ chia cùng nhân vật trữ tình trong một bức tranh Đêm Đông Trắng Sáng sống động nhờ những từ “ trăng sáng, nhú, xô nghiêng” mà day dứt “mộng chưa thành” biết chừng nào!
Trăng trong thơ Nguyễn Đình Lương bàng bạc với thắng cảnh bằng cây bút hội họa đang thăng hoa: “ Đá, đá chập chùng, trăng mờ tỏ / Mơ hồ xanh cây lá đôi bờ / suối, suối quanh co thác ghềnh khốn khó / dựa vào đâu sương khói bơ vơ ” thêm một chút lãng đãng: “ Ta nằm đây như không như có / em kề bên như có như không / lồng lộng giữa trời cao ai bỏ ngõ / mà bềnh bồng ta với mênh mông” (Trăng Hầm Hô và Em) không là trăng của ảo ảnh mà thu hút trong cái nhìn rất chi tiết đầy hứng thú của anh nào vói tới: Tóc đã thành tro vương tay trắng / Nửa đời phiêu bạt, nửa trăng xa (Tranh cổ đĩa xưa), những luyến tiếc thuở nào: “Đêm trăng ngồi lại / Bên cầu Ba La / Dấu xưa gió đọng / Nhớ tình xót xa / Vô tư nước chảy / Bạc bẽo mây qua / Buồn khuya động cửa / Chịu lời má la” trong cách chơi chữ thật tinh tế. Bên cầu Ba La ấy tình yêu mở ra đong đầy ngọt ngào ý vị. Tiếng nói trái tim thúc giục hẹn hò, dù buồn khuya động cửa nhẹ cũng bị phát hiện chịu lời má la.
Cũng chừng mực thời gian trong Muốn quay về núi là sự nhàn nhã thảnh thơi tận hưởng bên tách trà sớm, nhà thơ phát hiện ra “Rưng rưng xanh mộng sân rêu vắng / Chợt tiếng chim lồng động cõi riêng”( Trà Sớm). Tiếng chim trong lồng kia của sự gò bó tù túng. Con người lại chỉ biết mua vui quên nghĩ sự tự do của kẻ khác là sao! Rồi đến Rượu Chiều: “Một sân, một chiếu, một chai / Một mình một bóng lai rai một chiều” mới thấy hết nỗi cô đơn của thi sĩ. Cô đơn chồng chất cô đơn biết ai cùng sẻ chia giữa phố phường đông người mà lắm chật chội, anh khát khao đi tìm bầu bạn: “Gánh rượu lên non uống với rừng/ Bát ngát xanh mù xanh lớp lớp/ Lưng chừng vượn hú khói lung lung” (Gánh rượu lên non). Rồi sau cơn tỉnh lại thi sĩ mới ngộ ra:
Chiêm bao mộng giữa ban ngày
Tỉnh ra mới biết uống say quá trời
Hỏi chai- chai chẳng có lời
Hỏi li- nghiêng ngửa
Hỏi đời- bể dâu
Hỏi người- còn ở đẩu đâu
Hỏi mây, hỏi gió- dãi dầu tới lui
Hỏi lòng- chẳng biết buồn vui
Hỏi thiên thu- chỉ sụt sùi cát bay / (Sau cơn tỉnh lại)
Cách ngắt nhịp trong câu bát “ Hỏi li- nghiêng ngửa / Hỏi đời- bể dâu” thật cân xứng đối lập không đơn thuần như có sẵn cơm canh trong nồi. Giữa tiệc rượu chung vui cho ta quên hết sự đời nhục vinh trong chốc lác, cho ta quên phiền muộn ưu tư sướng khổ tháng ngày. Thơ Nguyễn Đình Lương, tình ngụ trong cảnh: “ Dù gì lầm lũi dặm sương / Bóng đêm cạm bẫy vô thường xót xa” (Đêm núi-nghe tiếng con Dù Gì) là bài học chiêm nghiệm
trở lại đời thường chất chồng phiền muộn lo toan bộn bề, những vàng thau lẫn lộn, những mưu ma chước quỷ đầy dẫy trước sau cũng chỉ vì “hữu danh và hữu lợi” riêng mình. Se sắt lắm trong cảm xúc thơ cháy bỏng tình đời, ta cứ ngỡ cuộc say nào cũng cho anh già thêm tuổi, thêm một vết nhăn trên gương mặt trong đáy lòng là cạn nỗi niềm, nhưng không, gió nối mây bay lồng lộng giữa trời cao xanh thẳm, mát tận giếng sâu:
“Buổi trưa nắng khát
Nối sợi dây gàu
Thả xuống giếng sâu
Xách lên đầy gió” / (Xách nước)
Khung cảnh làng quê là lũy tre rợp bóng trưa hè, là giếng nước mát rượi trong veo, là hình ảnh mẹ tảo tần hôm sớm, là bữa cơm đổi món ngon miệng cho cả nhà: “Nắng cong lưng mẹ vườn nhà / Gió nam rốc cháy xót xa mùa màng / Nẻ tay một mớ lá giang / Nấu chua chan đỡ, chờ sang mưa rào”(Canh lá giang mùa nắng). Cái khó khăn có còn dai dẳng chỉ theo mùa nắng, mùa mưa khắc nghiệt ở từng vùng miền. Ta cùng anh chia niềm vui nho nhỏ đâu thể nào quên: “ Nhổ gừng làm mứt / Ngã chúi trầy đầu / vợ đâm muối xát / Vẫn còn có nhau!” ( Chuyện cuối năm). Phải chăng anh không kể chuyện nhổ nghệ, nhổ tỏi, nhổ hành,… mà là nhổ gừng, để rồi ngã chúi trầy đầu vết bầm ứ máu, chỉ có xác muối mới mau tan, cách điều trị của dân gian xưa nay nhưng thật hữu hiệu vô cùng. Từ chuyện cuối năm nhổ gừng làm mứt là cảm xúc sâu lắng nhất, bởi ước tính vị muối ba năm còn mặn, gừng chín tháng còn cay là cái cớ để anh bộc bạch trái tim chân tình của mình với người vợ yêu thương từ thuở ban đầu cơ hàn khốn khó cho đến ngày răng long tóc bạc vẫn nồng ấm bên nhau. Những khi trống vắng, thi sĩ biết sẻ chia cùng ai, cô đơn vây quanh anh, nỗi nhớ nẩy mầm lên xanh: “Cu lồng gù vô cớ / Khói thuốc bay vu vơ / Em đi nhà quạnh quẽ / Hoa mận trắng hiên chờ”(Vợ vắng nhà). Cả bài tứ tuyệt không một từ ngữ nào miêu tả trực tiếp nỗi nhớ mong, anh chỉ trách ngoại cảnh cu lồng gù vô cớ, khói thuốc bay vu vơ, nhà thì quạnh quẽ lắm, và trong tầng nghĩa ẩn dụ hoa mận ngoài kia đã rụng trắng hiên chờ rồi. Bao nhiêu đấy đã nói hết nghĩa tình trăm năm tha thiết với người vợ dịu hiền gần gũi sớm hôm chia ngọt sẻ bùi, làm sao anh quên được!
Thơ Nguyễn Đình Lương là thơ của Dừng Bước Giang Hồ: “ Sải tay nằm ngửa nhìn trời / Dưới lưng cỏ dại thẹn đời đất nâu…” là thơ của Mùa Xuân Lỡ Hẹn: “ Sải tay nằm ngửa nhìn trời / Sắc không lồng lộng một thời xuân qua”. Phải chăng sự lặp lại “Sải tay nằm ngửa nhìn trời” là sự buông xuôi tiếc nuối một thời xuân qua! Hay bởi cái tính đa mang: “Ta ngồi chóc ngóc bên cầu / Lòng sông Côn trắng, cát bồi trớ trêu / Tong teo dòng nước liêu riêu / Trường Trầu bến cạn hắt hiu tháng ngày…”/(Lục bát bên cầu Kiên Mỹ). Phải chăng những địa danh Sông Côn, Trường Trầu,… đã gắn liền với lịch sử đất nước dân tộc hào hùng, gắn liền với đời sống của nhân dân quê anh suốt đời lam lũ, và gắn liền với anh lòng biết ơn tưởng nhớ khi một mình đến đây! Đôi lúc anh muốn giải tỏa bộn bề: “Muốn quay về núi / Rũ bụi thị thành / Nghe chim ríu rít / Chuyện tình lá xanh…/ Nghe suối thủ thỉ / Với lòng biển xa / … Muốn quay về núi / Gối đầu cỏ hoa / Nghe trong hương thoảng / Một đời phôi pha /(Muốn quay về núi). Trong tứ thơ bốn khổ, sự lặp lại Muốn quay về núi như là khao khát thiết tha, muốn giã từ tất cả những mưu cầu danh lợi, tìm riêng góc nhỏ bình yên hồi tưởng lại đời mình trên bước đường vạn dặm, từng gặp những gập ghềnh chông gai mỉm cười với giây phút thảnh thơi quý giá nhất lúc này. Và giờ đây, có lẽ ước muốn anh đã thành hiện thực, anh đang thong dong nơi suối ngàn đâu đó, hay đang gối đầu lên cỏ hoa ngắm những vì tinh tú lấp ló giữa trời cao vẫy gọi.
Muốn quay về núi không chỉ là tập thơ nói lên tiếng lòng nhạy cảm sâu đậm chân tình giàu tính nhân văn đáng trân trọng mà ta còn thưởng thức những bức vẽ chân dung phái đẹp, cây đàn, hoa lá, … đã thể hiện ở Nguyễn Đình Lương, một cây bút tài hoa lão luyện trên đất võ hào hùng.
18.7.2012 / Nguyễn Thị Phụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét