Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

GĐPT tỉnh Bìmh Định tổ chức Lễ Hiệp kỵ

Hằng năm, vào ngày Vía Đức A Di Đà cũng là ngày Hiệp Kỵ của GĐPT tỉnh Bình Định. Nhằm tưởng nhớ và ôn lại công lao cùng sự cống hiến cho tổ chức GĐPT và cầu nguyện cho chư hương linh của Chư vị sáng lập, Ban viên, Bảo trợ, Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT tỉnh nhà quá vãng.
Hiệp kỵ của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một sinh hoạt lễ nghi được nâng lên hàng truyền thống, bởi nó mang tinh thần đạo đức, luân lý đậm đà bản sắc Văn hóa Phật - Việt của dân tộc. Nhắc nhở nhau luôn nhớ về nguồn cội - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Uống nước nhớ nguồn và tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo - Hiếu với các bậc trưởng thượng, thuận với các thế hệ kế thừa. Đây không phải là bổn phận và trách nhiệm mà là dòng cam lồ ngọt ngào, tươi nhuận dòng sanh mệnh của chính mình và là lúc kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là nơi hội ngộ giữa những người hiện hữu với những Chơn linh, Hương linh vô hình, được tiếp xúc, quây quần bên nhau, trao truyền cho nhau nguồn năng lượng bất sanh, bất diệt đó là Tình Lam, đó là sứ mệnh người áo lam để tiếp nối ánh sáng Vô tận đăng, tiếp nối dòng Lam sử, tiếp nối dòng sống có ý nghĩa cao đẹp trong kiếp nhân sinh giữa cõi ta bà uế độ.
Qua Lễ Hiệp Kỵ này, nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ - thế hệ của tương lai. Nhắc nhở nhau phải biết hy sinh hơn, biết yêu thương hơn, biết bỏ qua những cái vụn vặt nhỏ nhen để đoàn kết hơn, xiết chặt tay nhau để xây dựng củng cố Mái nhà Lam ngày càng phát triển bền vững là những biểu hiện cụ thể nhất của lòng Tri ân, báo ân của Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT hiện tại đối với tiền nhân.
Với ý nghĩa đó, hôm nay ngày 29 tháng 12 năm 2012 ( nhằm ngày 17 tháng 11 năm Nhâm Thìn ) Tại chùa Tỉnh Giáo Hội, Phân ban Hướng Dẫn GĐPT Bình Định đã tổ chức buổi lễ Hiệp kỵ.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Vì sao Gia đình Phật tử ra đời



Vì sao Gia đình Phật tử ra đời           Trong bối cảnh hiện tại khi có nhiều người nhìn Gia đình Phật tử chúng ta như là một tổ chức già nua lạc hậu và đang loay hoay tìm một hình thức khác nhằm thay thế Gia đình Phật tử, chúng tôi nói loay hoay vì cho đến bây giờ vẫn chưa có được một giải pháp nào gọi là khả thi trong việc giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng Phật tử theo đúng chánh pháp, có chương trình, có phương pháp và có tính sư phạm phù hợp với từng đối tượng đoàn viên như GĐPT Việt Nam. Nhằm để làm sáng tỏ thêm về một tổ chức giáo dục đặc thù của Phật giáo Việt Nam đã tồn tại trên 60 năm qua , chúng tôi xin giới thiệu bài viết của cố Hòa thượng Thích Minh Châu viết năm 1952 nghĩa là cho đến thời điểm này thì đã tròn 60 năm nhưng ý nghĩa và nội dung của nó vẫn còn nguyên giá trị cho những ai muốn hiểu biết về Gia đình Phật tử.
 
VÌ SAO GIA ĐÌNH PHẬT TỬ RA ĐỜI
 Thích Minh Châu-1952

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông


Tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông
           Trong lịch sử dân tộc, triều đại nhà Trần đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng với 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông và một vị vua mà sau khi đã ổn định xã hội thì lại nhường ngôi cho con để xuất gia tu hành và trở thành sơ tổ của một thiền phái riêng biệt Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Hôm nay gần đến đại lễ Kỷ niệm 704 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bán (01/11 Mâu Thân 1308 - 01/11 Nhâm Thìn 2012), chúng tôi xin gởi đến anh chị em bản tiểu sử của Ngài như một nén tâm hương thành kính...

           Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
           Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim. Lớn lên, năm 16 tuổi (1274), Ngài được lập làm Đông cung Thái tử và cùng năm Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, trưởng nữ Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc lão thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh để dạy cho Ngài như Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ Cố v.v… tất cả đều hết lòng dạy dỗ. Chính Vua cha cũng đã soạn Di hậu lục để dạy dỗ cho Thái tử cách xử thế, chuẩn bị nối nghiệp sau nầy.
           Về Phật pháp, Ngài học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn và trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Ngài tâm đắc nhất là câu: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được) và tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy. Ngài thường tới lui chùa Tư Phúc trong kinh thành để tụng kinh, tọa thiền, lễ bái Tam bảo.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

          Thưa Anh Chị Em Áo Lam,

        Người Phật tử, đặc biệt là Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử bất kỳ nói năng, suy nghĩ hay hành động cũng đều mang hai nội dung Từ Bi và Trí tuệ. Nếu chúng ta học thiên Kinh vạn quyển, chúng ta đi lễ bái hằng trăm ngôi chùa … mà chúng ta không biết bố thí, cúng dường, không biết mở rộng lòng mình ra đối với tha nhân thì việc học Phật Pháp của chúng ta sẽ trở nên vô ích.

        Có người thắc mắc rằng: “chúng ta đâu đuợc giàu có như cư sĩ Cấp Cô Độc hay nữ thí chủ Visakha, thời đức Phật, để có thể bố thí cúng dường như các vị ấy, chúng ta cũng đâu có trí tuệ như các vị đại đệ tử Phật như tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả A Nan … để bố thí Pháp; thậm chí chúng ta cũng đâu có giỏi Phật Pháp như chư Tăng đâu mà có thể giảng cho đồng bào, đồng nghiệp, đồng Đạo v.v.. về Phật Pháp đựơc?" xin thưa, nghèo như “bà già cúng đèn” cũng có thể bố thí được, bất lực như những người bệnh sắp chết cũng có thể hiến những cơ quan còn tốt của cơ thể mình như tim, gan, mắt, thận, v.v.. cho những bệnh nhân đang cần, vậy thì tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta không bố thí được, dù chỉ là 1 nụ cười thân ái, một lời nói dễ thương, một cử chỉ dịu dàng âu yếm v.v.. hay sao?
          Các bạn còn nhớ câu chuyện này không? Có một người mù mắc bệnh nan y, khi đưa anh vào bệnh viện, nằm gần bên một bệnh nhân không bị mắc chứng bệnh nan y như mình nhưng phải nằm gập mình xuống, không thể nhìn thấy gì bên trên … anh người mù an ủi bạn, đem niềm vui đến cho bạn bằng cách kể những câu chuyện tưởng tượng về đời sống bên ngoài bệnh viện … để anh bạn kia được sống vui, sống hạnh phúc, quên cái đau đớn thể xác trong thời gian trị liệu … cho đến 1 ngày kia anh người mù qua đời trong một giấc ngủ thanh thản, anh bạn mới phát hiện ra ngưòi bạn tốt bụng cao thượng kia không những bị chứng bệnh nan y không còn sống đựơc bao lâu nữa mà anh ta còn bị mù không thấy gì hết! Một con người gần như “phế nhân” nhưng lại đem những ngày cuối cùng của đời mình ra để an ủi, khuyến khich người đồng cảnh ngộ bệnh hoạn như mình, chứ không ngồi than van cho số phận kém may mắn của mình!

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Thơ Như Vũ: SÔNG CÔN MÙA LŨ

                                SÔNG CÔN MÙA LŨ

                          Mùa lũ Sông Côn mùa nước dâng
            Ghe , thuyền tấp nập bến xa, gần
            Đồng Phó sắn , khoai chờ thương lái
            Đá Hàng mây , gõ đợi người thân
            Nem chua Chợ Huyện chuyền ra Bắc
            Rượu vò Bàu Đá chuyển vào Nam
            Hàng hóa theo Sông về các Cửa…(1)
            Tiếng cười côn , kiếm rộn quanh sân !

            Chú thích :
            (1) Cửa: Cửa biển Thị Nại,Đề Gi, Cù Lao Chàm…



                                                   Sài Gòn,Mùa Đông 2012
                                                                 Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Choáng ngợp hàng nghìn tượng Phật thiêng xuyên núi




files1 Choáng ngợp hàng nghìn tượng Ph�t thiêng xuyên núi
Đây có thể coi là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay.
Nằm ẩn mình trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan (Ấn Độ), hang động Ajanta đã bị lãng quên trong một thời gian dài.
Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta. Quần thể hang động Ajanta là di tích quý giá đại diện cho thời kỳ Hưng thịnh của Phật giáo tại Ấn Độ.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Câu chuyện hàng tuần

      Thưa Anh Chị Em,
     Trước đây chúng ta đã nghe chuyện kể về “thiên đường” và “địa ngục” _ khi một tướng quân đến gặp một vị thiền sư _ Hôm nay chúng tôi xin kể một câu chuyện khác cũng về thiên đường và địa ngục nhưng “bình dân” hơn.

     Một người kia muốn đi tham quan thiên đường và địa ngục; anh ta được đưa đến địa ngục trước: đó là một căn phòng với những chiếc bàn được bày sẵn rất nhiều thức ăn nhưng những người ngồi trong bàn chỉ đưa cặp mắt đau khổ nhìn mà không thể nào ăn được vì tay họ ở trong tư thế duỗi thẳng, không cách nào co lại để đưa thức ăn vào miệng được; nét mặt ai nấy đều lộ vẻ thèm khát, rất đáng thương….
     Anh ta buồn cho thân phận những người này, không muốn ở lại lâu, xin đi qua thăm thiên đường: trong một phòng khác, tình cảnh cũng giống như phòng bên kia nhưng mọi người đều vui vẻ cười nói vì tuy tay không co vào được để đưa thực phẩm vào miệng mình, nhưng với cánh tay duỗi thẳng, họ có thể lấy thức ăn đưa vào miệng người khác … cuối cùng mọi người trong phòng đều được no, mặc dù không thể tự túc.

       Thưa Anh Chị Em,

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Thơ Như Vũ: SÓNG BIỆT LY

                                          SÓNG BIỆT LY

          Em đi bỏ lại chân trời tím
Ta _kẻ si tình nhấm biệt ly !
Uống cạn hoàng hôn say chới với
Gió lòng sóng vỡ động tầng mây …

Rớt lá mùa thu vàng trước ngõ ?
Xạc xào cõi nhớ lạc hồn ngâu
Lắc lư bóng ngả miền nương cũ
Hun hút lặn chìm hố mắt sâu …

Giờ biết biệt ly :_ Hành ly biệt !
Qua cầu nín lặng gác trăng soi
                     Gập ghềnh con nước  tan tình thác
                     Chảy ngược về nguồn xanh nắng mơi …

                           Sài Gòn,Cuối Thu 2012
                                   Nguyễn Ngọc Thơ

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Thư của Đại hội VII GHPGVN gởi tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước




Thư của Đại hội VII GHPGVN gởi tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước


           Kính gửi: Quý Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước
           Kính thưa chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni và quý Phật tử ở trong nước cũng như ở nước ngoài,
         Nhiệm kỳ VI Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khép lại với nhiều thành quả to lớn đạt được, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Tăng Ni, Phật tử toàn quốc và hải ngoại. Ngày 23, 24 tháng 11 năm 2012, Đại hội VII GHPGVN được trọng thể tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị, thủ đô Hà Nội, là một sự kiện đặc biệt quan trọng, là ngày đại hoan hỷ của tất cả những đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia, là bước ngoặt mang dấu ấn quan trọng để tất cả chúng ta cùng nhau viết tiếp trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XXI và những thế kỷ tiếp theo, thế kỷ của hội nhập, phát triển bền vững.
thu_dai_hoi
Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu PG toàn quốc lần thứ VII
 

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Thơ : NGÀY QUA


SÁNG :

Tiếng mõ treo vách núi
Lời kinh đổ xuống ngàn
Ai đang còn vấn Phật
Giật mình chim hót vang

         

                    TRƯA:

                    Trên trời mây thả gió
                    Dưới cây ai tịnh thiền
                    Nắng dòm chùa trống hoắc
                    Hoa sứ rụng đầy hiên.

         

CHIỀU

Một tay đỡ nắng xế
Một tay gom bụi trần
Ai đùa với trời đất 
Đã bật cười dưới chân

                    TỐI

                    Hoàng hôn về tĩnh mặc
                    Ai đẩy cữa hư vô
                    Mênh mang dòng sinh diệt
                    Lần tràng hạt - Nam mô

                              Viên Minh
 
họa NGÀY QUA
                           19.12.12 
                                
SÁNG
Bóng mây choàng xuống phố
Màng khói phủ lên ngàn
Dụi mắt..hình trôi dạt
Sờ tai...tiếng vọng vang
TRƯA
Ngoài đường xe nhốn nháo
Trong tự người tham thiền
Nắng chọc chui song cửa
Gió đùa trốn dưới hiên
CHIỀU
Lăn qua nơi bụi lấm
Ngồi lại chốn hồng trần
Sỏi khóc đường gian trá
Đá cười ngõ thiện chân
TỐI
Huyền hoặc tay mò tới
Mơ hồ chân bước vô
Mang mang vùng sáng tối
Chợt thốt lời-nam mô!
                         Như Thơ
 
LẠI NGÀY QUA

Tứ thời lục thức đủ
Viên Minh ngũ uẩn đầy
Na - mô hà xứ Phật?
Đối cảnh sanh tâm ... Thiền!
 
 


          

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

  Hai Bài Kệ Của Không Lộ Thiền Sư


tác giả Phạm Thảo Nguyên



           Thiền sư Không Lộ họ Dương, không rõ tên thực là gì quê ở làng Hải Thanh, Nam Định. Ông cha chuyên nghề chài lưới, đến đời sư mới bỏ nghề ấy đi tu đạo Phật. Theo truyền thuyết ngài giỏi pháp thuật, và có biệt tài về xây dựng. Các tác phẩm của sư để lại cho chúng ta là những chùa chiền xây cất tráng lệ kỳ vĩ, đánh dấu sự thành tựu về nghệ thuật kiến trúc đời Lý. Ta có thể kể những chùa cổ đẹp nhất nước, do sư xây dựng toàn bằng gỗ không một cái đinh, cả nghìn năm nay vẫn còn làm chúng ta ngưỡng mộ như:


Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

CÂU CHUYÊN HÀNG TUẦN

                                 
                               Quét sạch Bụi bẩn !

      Chuyện kể rằng : Vào thời Đức Thế Tôn còn tại thế, có 2 anh em một gia đình nọ. Người Anh rất thông minh, nhanh nhẹn. Trong khi đó, người em thì ngược lại, chậm chạp và khờ khạo.....       Điểm chung duy nhất của 2 Anh em là lòng thành kính Tam Bảo vô bờ, ước mơ lớn nhất là được quy ngưỡng Thế Tôn và được đứng vào hàng ngũ Tăng đoàn của Ngài để tu tập và hành bồ tát đạo.
     Một hôm, biết người em trai của mình kém thông minh nên người anh đã tâm sự để em mình dẹp bỏ ý định này. Nhưng, vì lòng tin tưởng và quyết tâm cao của mình nên người em nhất định phải diện kiến và thỉnh nguyện Tôn ý của Đức Thế Tôn.       Bất ngờ lớn nhất đối với người Anh và các Đệ tử trong tăng đoàn của Ngài là người em đã nhận được sự ưu ái và đồng ý của Đức Thế Tôn, cho phép người em khờ khạo được xếp vào hàng ngũ Tăng đoàn của Ngài........ Điều này đã có không ít ý kiến, lời nói ra vào và dèm pha cho sự yếu kém của người em, nhưng anh ta cứ mặc nhiên và cố gắng thực hiện những gì mà Đức Thế Tôn dạy!       Một hôm, Thế Tôn cho gọi người em lại và dạy bảo: "Việc đầu tiên mà Thầy dạy cho con là hằng ngày, con phải quét rác tất cả Tịnh Xá, quét từ trong ra ngoài, không bỏ sót bất cứ một nơi nào cả....và những lần đưa chổi quét, con phải nhớ đọc câu "Quét sạch bụi bẩn"