Thưa Anh Chị Em,
Trước đây chúng ta đã nghe chuyện kể về “thiên đường” và “địa ngục” _ khi một tướng quân đến gặp một vị thiền sư _ Hôm nay chúng tôi xin kể một câu chuyện khác cũng về thiên đường và địa ngục nhưng “bình dân” hơn.
Một người kia muốn đi tham quan thiên đường và địa ngục; anh ta được đưa đến địa ngục trước: đó là một căn phòng với những chiếc bàn được bày sẵn rất nhiều thức ăn nhưng những người ngồi trong bàn chỉ đưa cặp mắt đau khổ nhìn mà không thể nào ăn được vì tay họ ở trong tư thế duỗi thẳng, không cách nào co lại để đưa thức ăn vào miệng được; nét mặt ai nấy đều lộ vẻ thèm khát, rất đáng thương….
Trước đây chúng ta đã nghe chuyện kể về “thiên đường” và “địa ngục” _ khi một tướng quân đến gặp một vị thiền sư _ Hôm nay chúng tôi xin kể một câu chuyện khác cũng về thiên đường và địa ngục nhưng “bình dân” hơn.
Một người kia muốn đi tham quan thiên đường và địa ngục; anh ta được đưa đến địa ngục trước: đó là một căn phòng với những chiếc bàn được bày sẵn rất nhiều thức ăn nhưng những người ngồi trong bàn chỉ đưa cặp mắt đau khổ nhìn mà không thể nào ăn được vì tay họ ở trong tư thế duỗi thẳng, không cách nào co lại để đưa thức ăn vào miệng được; nét mặt ai nấy đều lộ vẻ thèm khát, rất đáng thương….
Anh ta buồn cho thân phận những người này, không muốn ở lại lâu, xin đi qua thăm thiên đường: trong
một phòng khác, tình cảnh cũng giống như phòng bên kia nhưng mọi người
đều vui vẻ cười nói vì tuy tay không co vào được để đưa thực phẩm vào
miệng mình, nhưng với cánh tay duỗi thẳng, họ có thể lấy thức ăn đưa vào
miệng người khác … cuối cùng mọi người trong phòng đều được no, mặc dù
không thể tự túc.
Thưa Anh Chị Em,
Thật ra, Thiên đường và Địa ngục có khi hoàn cảnh không khác, mà khác là ở cái Tâm của chúng ta, ở cách sống, ở phản ứng và cách nhìn của chúng ta mà thôi. Đó là lý do vì sao đức Phật dạy “Hãy quên bản thân mình đi, tìm cách đem vui cứu khổ người khác, ngay lúc ấy, chúng ta sẽ hết khổ”
Cách ngôn Việt nam chúng ta cũng có câu “Thương người như thể thương thân” Câu này cũng tương đương với lời giải thích của Luận chủ Santideva qua ví dụ:
Như trong một thân thể, đầu, mình và tay chân là những phần khác nhau, nhưng khi vai hay chân bị đau thì hai tay đưa lên đấm bóp một cách tự nhiên. Cũng vậy, bồ tát quán thân mình với thân chúng sanh là một, quán tất cả mọi người như là những chi phần của một tấm thân rộng bao la nên khi một phần nào đau đớn thì sẽ ảnh hưởng đến toàn thể do vậy, toàn thân đều cảm nhận và tất cả các chi phần đều có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau.
Chúng ta học Phật là tu tập Vô ngã, bước đầu của vô ngã là sự quên mình giúp người; trước tiên là với những người thân trong gia đình, như cha mẹ, con cái, vợ chồng ... rồi lan rộng ra bạn bè, bà con, hàng xóm láng giềng, quốc gia, xã hội v..v… rồi lan rộng đến chúng sanh, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu nghèo sang hèn v..v…
Chúng ta trong nhiều đời nhiều kiếp, sống trong ngã chấp đã quen, chỉ biết có mình, chỉ yêu thương mình nhất; ngay đứa bé 5, 6 tuổi đã biết đến “cái tôi” và “của tôi” rồi. Chính ngã chấp này làm cho ta phân biệt mình với người, tự phân chia mọi người thành 3 hạng, đối chiếu với tự ngã của mình: hơn, bằng và thua mình. Với người hơn thì ganh tị, với người bằng thì luôn cố vượt thắng lên trên họ, với người thua thì tỏ ra khinh khi và ngạo mạn. Đó là tâm lý thường tình của mọi người khi chưa tu.
Thưa Anh Chị Em,
Ngày nay chúng ta đã TU, nghĩa là tự thấy mình và mọi người bình đẳng “trong giọt máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn”, bình đẳng trong sự tham sống sợ chết, tham vui sợ khổ v..v… như vậy, chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ, thông cảm với tâm lý thông thường của con ngưòi … không còn khó chịu, ghét họ hay phiền não nữa. Ví dụ, thấy người nào đó cứ ganh tị với mình, tìm cách nói xấu mình … ta hiểu ngay đó là vì họ tưởng họ thua mình, trái lại thấy có ai đó khinh mình, mình biết ngay là do người này tưởng mình thua kém họ, vậy thì đừng có giận họ, phiền não hay bực tức v..v.. làm gì.
Bản thân mình thì đừng bào giờ so sánh với ai, mà thấy được sự bình đẳng trong khổ đau và giải thoát để từ đó tâm ta tránh được mọi tranh đua, kiêu căng ngã mạn hay tự ti mặc cảm.
Thân kính chúc Anh Chị Em tinh tấn trong tu học và tu tập để được an lạc và giải thoát.
Trân trọng,
BBT
Thưa Anh Chị Em,
Thật ra, Thiên đường và Địa ngục có khi hoàn cảnh không khác, mà khác là ở cái Tâm của chúng ta, ở cách sống, ở phản ứng và cách nhìn của chúng ta mà thôi. Đó là lý do vì sao đức Phật dạy “Hãy quên bản thân mình đi, tìm cách đem vui cứu khổ người khác, ngay lúc ấy, chúng ta sẽ hết khổ”
Cách ngôn Việt nam chúng ta cũng có câu “Thương người như thể thương thân” Câu này cũng tương đương với lời giải thích của Luận chủ Santideva qua ví dụ:
Như trong một thân thể, đầu, mình và tay chân là những phần khác nhau, nhưng khi vai hay chân bị đau thì hai tay đưa lên đấm bóp một cách tự nhiên. Cũng vậy, bồ tát quán thân mình với thân chúng sanh là một, quán tất cả mọi người như là những chi phần của một tấm thân rộng bao la nên khi một phần nào đau đớn thì sẽ ảnh hưởng đến toàn thể do vậy, toàn thân đều cảm nhận và tất cả các chi phần đều có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau.
Chúng ta học Phật là tu tập Vô ngã, bước đầu của vô ngã là sự quên mình giúp người; trước tiên là với những người thân trong gia đình, như cha mẹ, con cái, vợ chồng ... rồi lan rộng ra bạn bè, bà con, hàng xóm láng giềng, quốc gia, xã hội v..v… rồi lan rộng đến chúng sanh, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu nghèo sang hèn v..v…
Chúng ta trong nhiều đời nhiều kiếp, sống trong ngã chấp đã quen, chỉ biết có mình, chỉ yêu thương mình nhất; ngay đứa bé 5, 6 tuổi đã biết đến “cái tôi” và “của tôi” rồi. Chính ngã chấp này làm cho ta phân biệt mình với người, tự phân chia mọi người thành 3 hạng, đối chiếu với tự ngã của mình: hơn, bằng và thua mình. Với người hơn thì ganh tị, với người bằng thì luôn cố vượt thắng lên trên họ, với người thua thì tỏ ra khinh khi và ngạo mạn. Đó là tâm lý thường tình của mọi người khi chưa tu.
Thưa Anh Chị Em,
Ngày nay chúng ta đã TU, nghĩa là tự thấy mình và mọi người bình đẳng “trong giọt máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn”, bình đẳng trong sự tham sống sợ chết, tham vui sợ khổ v..v… như vậy, chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ, thông cảm với tâm lý thông thường của con ngưòi … không còn khó chịu, ghét họ hay phiền não nữa. Ví dụ, thấy người nào đó cứ ganh tị với mình, tìm cách nói xấu mình … ta hiểu ngay đó là vì họ tưởng họ thua mình, trái lại thấy có ai đó khinh mình, mình biết ngay là do người này tưởng mình thua kém họ, vậy thì đừng có giận họ, phiền não hay bực tức v..v.. làm gì.
Bản thân mình thì đừng bào giờ so sánh với ai, mà thấy được sự bình đẳng trong khổ đau và giải thoát để từ đó tâm ta tránh được mọi tranh đua, kiêu căng ngã mạn hay tự ti mặc cảm.
Thân kính chúc Anh Chị Em tinh tấn trong tu học và tu tập để được an lạc và giải thoát.
Trân trọng,
BBT
nguồn GĐPTTG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét