Hai Bài Kệ Của Không Lộ Thiền Sư
Thiền sư Không Lộ họ Dương, không rõ tên thực là gì quê ở làng Hải
Thanh, Nam Định. Ông cha chuyên nghề chài lưới, đến đời sư mới bỏ nghề
ấy đi tu đạo Phật. Theo truyền thuyết ngài giỏi pháp thuật, và có biệt
tài về xây dựng. Các tác phẩm của sư để lại cho chúng ta là những chùa
chiền xây cất tráng lệ kỳ vĩ, đánh dấu sự thành tựu về nghệ thuật kiến
trúc đời Lý. Ta có thể kể những chùa cổ đẹp nhất nước, do sư xây dựng
toàn bằng gỗ không một cái đinh, cả nghìn năm nay vẫn còn làm chúng ta
ngưỡng mộ như:
Chùa Cổ Lễ cao ngất hoành tráng tại Nam Định và chùa Nghiêm Quang, sau
đổi ra là Thần Quang, hay chùa Keo, tại Giao Thuỷ, Nam Định. Chùa Keo đã
bị bão tàn phá năm 1611. Vào thế kỷ thứ 17 dân làng Keo di dân tới hai
bờ sông Hồng, xây lên hai chùa, một với gác chuông đẹp lạ lùng ở làng
Nghĩa Dũng, Vũ Thư, Thái Bình (tả ngạn sông), và một phó bản rất xinh
xắn ở làng Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định (hữu ngạn). Hai chùa cùng
được gọi là chùa Keo, được xây dựng theo cùng mẫu chùa chính gốc tại
Giao Thuỷ.
Sư mất năm 1119, để lại cho chúng ta hai bài kệ bằng chữ Hán là Ngôn
Hoài và Ngư Nhàn. Bài thứ nhất có rất nhiều bản dịch của nhiều vị túc
nho từ xưa tới nay. Tôi thích nhất bản của thiền sư Nhất Hạnh, với lời
bình: “Một thi hứng rất siêu thoát, ít thấy trong thi ca”. Tôi xin chép
lại dưới đây bài kệ và bài thơ dịch Ngôn Hoài:
言 懷
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
Bản dịch của thiền sư Nhất Hạnh
Ký tên Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo
Sử Luận, Saigon, nxb Lá Bối 1973.
Ký tên Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo
Sử Luận, Saigon, nxb Lá Bối 1973.
Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ
Vui thú tình quê quen sớm trưa
Có lúc trèo lên đầu chóp núi
Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.
Vui thú tình quê quen sớm trưa
Có lúc trèo lên đầu chóp núi
Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.
Hoà thượng Thích Thanh Từ trong cuốn Thiền Sư Việt Nam giảng giải như
sau: Câu chót nói lên cái phi thường của người đạt đạo ở núi rừng. Kêu
dài một tiếng mà lạnh cả bầu trời. Ý ngài nói chỗ núi rừng vắng vẻ rất
thích hợp với người tu, khi lên chóp núi tĩnh tu, đạo lực đầy đủ rồi thì
làm kinh động cả trời đất, hay nói cách khác là cảm ứng cả trời đất
*
Bài kệ thứ hai Ngư Nhàn, không may mắn như bài trước, được rất ít người
dịch, và bản dịch thường không nói lên được ý thiền ẩn trong đó. Có lẽ
một phần vì bài chữ Hán quá cô đọng, nhiều chữ Việt Hán, dễ hiểu, dễ
dịch. Nhưng đọc bài dịch xong, người đọc không thấy sâu hơn những dòng
chữ đó. Vì thực sự, đây là một bài thơ viết theo “nghệ thuật sắp
đặt”(!). Những nhóm chữ đặt bên cạnh nhau, không một chữ giải thích sự
liên hệ. Người đọc ai cũng có thể hiểu theo ý riêng của mình.
Dưới đây chúng tôi mạo muội đưa ra một vài ý nghĩ về bài thơ và một bài dịch mới:
Ngư Nhàn: 漁 閒
Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên
Ngư ông thuỳ trước vô nhân hoán
Quá ngọ, tỉnh lai, tuyết mãn thuyền.
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên
Ngư ông thuỳ trước vô nhân hoán
Quá ngọ, tỉnh lai, tuyết mãn thuyền.
Dịch nghĩa:
Ông chài nhàn
Vạn dậm sông trong, vạn dậm trời
Một làng dâu gai một làng khói
Ông chài mê ngủ, không có ai gọi ồn ào
Qua giờ ngọ, (qua buổi trưa), tỉnh dậy, tuyết đầy cả thuyền.
Một làng dâu gai một làng khói
Ông chài mê ngủ, không có ai gọi ồn ào
Qua giờ ngọ, (qua buổi trưa), tỉnh dậy, tuyết đầy cả thuyền.
Trước hết, để tìm hiểu ý bài thơ này, ta hãy đọc mấy câu thơ sau của vua
Trần Thái Tông, một thiền gia rất thâm sâu thuộc thế kỷ thứ 13, sau
thiền sư Không Lộ gần hai thế kỷ, và bài giảng của Thiền sư Nhất Hạnh:
Thiên giang hữu thuỷ thiên giang nguyệt
Vạn lý vô vân vạn lý thiên
(Sông nào có nước, có trăng soi
Dậm trời nào mây vắng, dậm trời ấy xanh (màu da trời))
Vạn lý vô vân vạn lý thiên
(Sông nào có nước, có trăng soi
Dậm trời nào mây vắng, dậm trời ấy xanh (màu da trời))
Áp dụng “công thức” này vào bài thơ Ngôn Hoài, nghĩa câu đầu là:
Bất cứ sông nào có nước trong thì có bóng trời mây in vào đó.
Đó chính là một chiêm nghiệm của câu “Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự
chiếu” (Mặt đất của tâm nếu không bị ngăn che, thì mặt trời trí tuệ tự
nhiên soi đến ), của tổ Bách Trượng, rất nổi tiếng trong thiền
môn..Thiền sư Vô Ngôn Thông đạt đạo nơi câu này.
Từ đây ta có thể tạm dịch nghĩa bài Ngư Nhàn:
Câu 1 : Sông trong, dài vạn dậm, có hình bóng vạn dậm trời in xuống.
Câu 2 : (Trái lại) Làng trồng dâu, trồng gai thì khói lan mờ che phủ hết cả làng.
Câu 3 : Làng quê im vắng, không tiếng người gọi, ông chài ngủ yên. (có
vẻ như ông chài đã đổi sang nghề lái đò giúp người qua sông), “không
người gọi” nghĩa là không có khách gọi đò.
Câu 4: Quá trưa, ông chợt tỉnh dậy, ngỡ ngàng thấy nắng chiếu chói loà như tuyết đầy thuyền.
Vậy rõ là không thể dùng bẩy chữ để dịch, để diễn giải đủ nghĩa cúa mỗi câu của bài kệ này, cho nên, tôi… chạy sang lục bát!!
Ông Chài Nhàn
Sông trong, vạn dậm sông trong
In nguyên vạn dậm trời lồng nước mây
Ruộng dâu, gai mọc xóm này
Mịt mù một xóm tràn đầy khói lam
Vắng im không tiếng người vang
Ông chài say giấc ngủ an lặng tờ
Ngọ qua, chợt tỉnh giấc trưa
Ơ kìa! trắng xoá tuyết mơ đầy thuyền.
In nguyên vạn dậm trời lồng nước mây
Ruộng dâu, gai mọc xóm này
Mịt mù một xóm tràn đầy khói lam
Vắng im không tiếng người vang
Ông chài say giấc ngủ an lặng tờ
Ngọ qua, chợt tỉnh giấc trưa
Ơ kìa! trắng xoá tuyết mơ đầy thuyền.
Ông chài này là thiền sư, trước kia là ông chài sau đã đi tu, ông không
đi câu cá nữa mà đang nằm ngủ (chờ khách gọi đò). Tâm ông thanh tịnh như
sông trong, làm gì ông không thấy được “tuệ nhật tự chiếu” như tuyết
trắng đầy thuyền?
(nguồn: dien dan =Lưu Xuân Thanh - Huỳnh Kim Bửu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét