Rắn trong văn hóa dân gian
Người làm lịch (Âm lịch) thời xưa đã dựa vào một mối quan hệ họ hàng để sắp xếp thứ tự 12 con giáp, trong đó có hai cặp đi liền với nhau: Dần-Mão và Thìn-Tỵ. Nhưng trong hai cặp đó thì lại chỉ có cặp Thìn-Tỵ là ngôn ngữ giao tiếp được nhắc đến luôn: rồng rắn.
Từ ghép rồng rắn để chỉ một hình thức dài dòng,
lộn xộn, không nhất quán: "đầu rồng, đuôi rắn" được phổ biến trong trò
chơi "rồng rồng, rắn rắn" của trẻ con. Năm rồng qua rồi, năm rắn đến.
Chuyện rắn trong văn hóa dân gian cũng nhiều. Trong vè 12 con giáp có
câu:
Tuổi Tỵ rắn ở bọng cây
Nằm khoanh trong bọng có hay chuyện gì.
Nói về đặc điểm của loài rắn và cũng ám chỉ tính cách hành động của con người có những câu: "Thẳng như rắn bò", "Thao láo như mắt rắn ráo", "Oai oái như rắn mất nhái", "Bạnh cổ như cổ hổ mang", "Len lét như rắn mùng năm"... Hoặc nói kẻ hay bịa đặt, ba hoa quá sự thật: "Vẽ rắn thêm chân"... Lấy hình ảnh con rắn để nói đến tâm địa con người: "Hang hùm miệng rắn", "Miệng hùm nọc rắn", "Ấp rắn trong lòng". "Khẩu Phật tâm xà", "Khẩu xà tâm Phật", "Rắn đổ nọc chỗ lươn"... Ðối với những kẻ "khôn nhà dại chợ" phản bội gia đình, Tổ quốc đã có hành vi "Cõng rắn cắn gà nhà"...
Rắn có hàng trăm loại nhưng chia ra làm hai loại chính: rắn có nọc độc và rắn không nọc độc. Có bài vè trong dân gian kể một số tên rắn:
Mái gầm, chàm quạp, hổ lác, hổ hèo
Ri cốc, liu điu, ri voi, hổ lửa
Hổ hành, hổ ngựa, rắn ráo, rắn râu
Quỷ khóc thần sầu hổ mang, hổ sậy
Thấy đà run rẩy: cạp nia, cạp nong
Lặn lội dưới sông là con rắn nước
Rắn rồng, rắn lục, ri cá, rắn trun
Nghe đến hãi hùng; hổ mây, hổ bướm
Ớn đà quá ớn... chẳng dám kể thêm...
Khi gặp rắn độc cắn, cỡ như rắn hổ, thì phải tìm thấy thuốc rắn "sư hổ mang" để cứu, nhưng từ ghép này lâu ngày đã biến nghĩa chỉ những kẻ tu hành ăn thịt chó, làm những việc xấu xa, ác độc không chừa! Rắn có nọc độc có thể giết người trong khoảnh khắc: "Mái gầm tại lỗ (chỗ), rắn hổ về nhà".
Dù gặp rắn độc hay rắn không độc, dân ta đều không ưa, phải dùng gậy gộc để đập rắn "đánh rắn phải đánh dập đầu" để không bị rắn cắn, cho nên "rắn khôn giấu đầu" là vậy. Trong một đoàn quân mất chủ tướng giống như "rắn mất đầu".
Rắn thì độc nhưng thịt rắn là món ăn đặc sản dân gian thích khẩu cho các bợm nhậu:
Cần chi cá lóc, cá trê Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.
Rắn cũng đi vào câu chuyện tình trao đổi giữa trai gái trong lễ hội, ngày mùa. Họ có dịp hò hát, đối đáp với nhau để tìm bạn trăm năm:
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng kết nguyền phu thê.
Thế rồi cô gái cất giọng đố:
Con gì có cánh không bay?
Con gì không cẳng chạy bay năm rừng?
Chàng trai lẹ làng đáp:
Con gà có cánh không bay
Con rắn không cẳng chạy bay năm rừng. Hoặc câu đố và đáp cũng tương tự,
bên gái đố:
Con gì không chân đi năm rừng,
bảy núi?
Con gì không vú nuôi chín, mười con?
Bên trai đáp:
Con rắn không chân đi năm rừng,
bảy núi
Con gà không vú nuôi chín, mười con
Phải nói rằng, rắn trong văn hóa dân gian rất phong phú. Tục ngữ, ca dao, hò vè... nói về rắn không sao kể hết. Trên đây chỉ là một số lượm lặt trong kho tàng bao la của dân gian để cùng độc giả thưởng thức, suy ngẫm trong năm con rắn.
tuanhai ( Nguồn Báo Nhân Dân Diện tử)
Tuổi Tỵ rắn ở bọng cây
Nằm khoanh trong bọng có hay chuyện gì.
Nói về đặc điểm của loài rắn và cũng ám chỉ tính cách hành động của con người có những câu: "Thẳng như rắn bò", "Thao láo như mắt rắn ráo", "Oai oái như rắn mất nhái", "Bạnh cổ như cổ hổ mang", "Len lét như rắn mùng năm"... Hoặc nói kẻ hay bịa đặt, ba hoa quá sự thật: "Vẽ rắn thêm chân"... Lấy hình ảnh con rắn để nói đến tâm địa con người: "Hang hùm miệng rắn", "Miệng hùm nọc rắn", "Ấp rắn trong lòng". "Khẩu Phật tâm xà", "Khẩu xà tâm Phật", "Rắn đổ nọc chỗ lươn"... Ðối với những kẻ "khôn nhà dại chợ" phản bội gia đình, Tổ quốc đã có hành vi "Cõng rắn cắn gà nhà"...
Rắn có hàng trăm loại nhưng chia ra làm hai loại chính: rắn có nọc độc và rắn không nọc độc. Có bài vè trong dân gian kể một số tên rắn:
Mái gầm, chàm quạp, hổ lác, hổ hèo
Ri cốc, liu điu, ri voi, hổ lửa
Hổ hành, hổ ngựa, rắn ráo, rắn râu
Quỷ khóc thần sầu hổ mang, hổ sậy
Thấy đà run rẩy: cạp nia, cạp nong
Lặn lội dưới sông là con rắn nước
Rắn rồng, rắn lục, ri cá, rắn trun
Nghe đến hãi hùng; hổ mây, hổ bướm
Ớn đà quá ớn... chẳng dám kể thêm...
Khi gặp rắn độc cắn, cỡ như rắn hổ, thì phải tìm thấy thuốc rắn "sư hổ mang" để cứu, nhưng từ ghép này lâu ngày đã biến nghĩa chỉ những kẻ tu hành ăn thịt chó, làm những việc xấu xa, ác độc không chừa! Rắn có nọc độc có thể giết người trong khoảnh khắc: "Mái gầm tại lỗ (chỗ), rắn hổ về nhà".
Dù gặp rắn độc hay rắn không độc, dân ta đều không ưa, phải dùng gậy gộc để đập rắn "đánh rắn phải đánh dập đầu" để không bị rắn cắn, cho nên "rắn khôn giấu đầu" là vậy. Trong một đoàn quân mất chủ tướng giống như "rắn mất đầu".
Rắn thì độc nhưng thịt rắn là món ăn đặc sản dân gian thích khẩu cho các bợm nhậu:
Cần chi cá lóc, cá trê Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.
Rắn cũng đi vào câu chuyện tình trao đổi giữa trai gái trong lễ hội, ngày mùa. Họ có dịp hò hát, đối đáp với nhau để tìm bạn trăm năm:
Con rắn hổ mây nằm cây thục địa
Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
Phận em là gái thuyền quyên
Ai mà đối đặng kết nguyền phu thê.
Thế rồi cô gái cất giọng đố:
Con gì có cánh không bay?
Con gì không cẳng chạy bay năm rừng?
Chàng trai lẹ làng đáp:
Con gà có cánh không bay
Con rắn không cẳng chạy bay năm rừng. Hoặc câu đố và đáp cũng tương tự,
bên gái đố:
Con gì không chân đi năm rừng,
bảy núi?
Con gì không vú nuôi chín, mười con?
Bên trai đáp:
Con rắn không chân đi năm rừng,
bảy núi
Con gà không vú nuôi chín, mười con
Phải nói rằng, rắn trong văn hóa dân gian rất phong phú. Tục ngữ, ca dao, hò vè... nói về rắn không sao kể hết. Trên đây chỉ là một số lượm lặt trong kho tàng bao la của dân gian để cùng độc giả thưởng thức, suy ngẫm trong năm con rắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét