Một khi đã mất thân này, muôn kiếp khó mà có lại
được, đó không chỉ là lời dạy của Đức Phật mà còn là tri thức không thể
thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Có ba vị tỳ kheo thảo luận vấn đề “Trên đời này thứ gì là khó được nhất”?
Vị thứ nhất nói: “Trên đời khó được nhất là còn mãi tuổi trẻ thanh xuân, khoẻ mạnh và sống lâu. Một người có của cải nhiều nhưng bệnh tật, già nua thì cũng không hưởng được những niềm vui của cuộc đời.
Vị thứ hai nói: “Trên đời điều khó được nhất là có người bạn hiểu mình, có thể cùng chia sẻ hoạn nạn và niềm vui cùng mình. Nếu một người có quyền lực lớn nhưng không có bạn chân thành với nhau thì buồn bã cô đơn giống như đoá hoa có sắc mà không hương không có ong bướm bay đến thưởng thức.
Vị thứ ba nói: “Theo tôi thì quyến thuộc hoà hợp là điều khó được nhất. Nếu một người khoẻ mạnh,có bạn bè tốt nhưng quyến thuộc tương tranh bất hoà gây gổ, thì có ích gì? Cuộc sống hằng ngày sẽ giống như địa ngục trần gian, muốn thoát ra mà không được.
Có ba vị tỳ kheo thảo luận vấn đề “Trên đời này thứ gì là khó được nhất”?
Vị thứ nhất nói: “Trên đời khó được nhất là còn mãi tuổi trẻ thanh xuân, khoẻ mạnh và sống lâu. Một người có của cải nhiều nhưng bệnh tật, già nua thì cũng không hưởng được những niềm vui của cuộc đời.
Vị thứ hai nói: “Trên đời điều khó được nhất là có người bạn hiểu mình, có thể cùng chia sẻ hoạn nạn và niềm vui cùng mình. Nếu một người có quyền lực lớn nhưng không có bạn chân thành với nhau thì buồn bã cô đơn giống như đoá hoa có sắc mà không hương không có ong bướm bay đến thưởng thức.
Vị thứ ba nói: “Theo tôi thì quyến thuộc hoà hợp là điều khó được nhất. Nếu một người khoẻ mạnh,có bạn bè tốt nhưng quyến thuộc tương tranh bất hoà gây gổ, thì có ích gì? Cuộc sống hằng ngày sẽ giống như địa ngục trần gian, muốn thoát ra mà không được.
Sau khi
Đức Phật nghe ba vị tỳ kheo luận nghị xong, bèn triệu tập đại chúng. Lúc
đó nhằm mùa thu, hương cỏ dại nhè nhẹ toả, gió thu mát dịu tạo cảm giác
rất sảng khoái. Đức Phật nói với chư vị tỳ kheo: “Trên thế gian này
thứ gì là khó được nhất? không phải sức khoẻ trường thọ, không phải bạn
bè tri âm , cũng không phải quyến thuộc hoà hợp. Ta sẽ kể một câu chuyện cho các vị nghe:
“Trong đại dương có một con rùa mù, tuổi thọ của nó rất dài, trãi qua bao nhiêu biến đổi của bể dâu. Bình thường nó ở tận dưới lòng đại dương, một trăm năm mới được nổi lên mặt nước một lần. Lại có một thanh gỗ mục rỗng bên trong, theo chiều gió thổi mà trôi dạt trên mặt biển. Con rùa mù trăm năm mới nỗi lên mặt nước một lần mà gặp được thanh củi mục là cơ hội ngàn năm mới có được, huống chi vào được lỗ rỗng của thanh gỗ mục chở nó vào bờ. Rùa mù gặp được thanh gỗ mục là điều rất hiếm. Nhưng phàm phu phiêu bạt trong biển ngũ dục muốn được thân người còn khó hơn rùa mù được vào bờ hàng ngàn lần”
Đức Phật lại hốt một nắm đất, mở bàn tay ra nói với các vị tỳ kheo: “Chúng sanh được thân người như đất trong lòng bàn tay ta, chúng sanh mất thân người như đất trên địa cầu” Cái gì là khó được? thân người thật là khó được? Các tỳ kheo nên lắng nghe và suy nghĩ.
Một khi đã mất thân này, muôn kiếp khó mà có lại được, đó không chỉ là lời dạy của Đức Phật mà còn là tri thức không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nên trân quý thân này và xem trọng những nhân duyên vốn có. Cái gì là khó được? thân người là khó được? Chỉ có con người mới có thể tu tập, tạo lập công đức và cũng chỉ có con người thì mới có thể tu hành thành Phật. Cho nên chúng ta phải biết trân quý cơ duyên này , sử dụng thân này để tu tập và phụng sự giúp ích cho đời cho người. Danh lợi không thể mang theo được, chúng ta đến cõi đời này bằng tay không nên lúc ra đi cũng tay trắng mà thôi. Nhưng thường thì con người mê muội , tham đắm những danh lợi thế gian, gây ra nhiều tội lỗi, thiện ác đương nhiên có báo ứng, như vậy là làm cho đời sau còn thêm đau khổ. Hãy trân trọng hiện tại, tuân theo chánh pháp, phản bổn quy chơn là mục đích tu hành của chúng ta.
Namo Sakya Muni Buddha
Nguồn GDPTTG
“Trong đại dương có một con rùa mù, tuổi thọ của nó rất dài, trãi qua bao nhiêu biến đổi của bể dâu. Bình thường nó ở tận dưới lòng đại dương, một trăm năm mới được nổi lên mặt nước một lần. Lại có một thanh gỗ mục rỗng bên trong, theo chiều gió thổi mà trôi dạt trên mặt biển. Con rùa mù trăm năm mới nỗi lên mặt nước một lần mà gặp được thanh củi mục là cơ hội ngàn năm mới có được, huống chi vào được lỗ rỗng của thanh gỗ mục chở nó vào bờ. Rùa mù gặp được thanh gỗ mục là điều rất hiếm. Nhưng phàm phu phiêu bạt trong biển ngũ dục muốn được thân người còn khó hơn rùa mù được vào bờ hàng ngàn lần”
Đức Phật lại hốt một nắm đất, mở bàn tay ra nói với các vị tỳ kheo: “Chúng sanh được thân người như đất trong lòng bàn tay ta, chúng sanh mất thân người như đất trên địa cầu” Cái gì là khó được? thân người thật là khó được? Các tỳ kheo nên lắng nghe và suy nghĩ.
Một khi đã mất thân này, muôn kiếp khó mà có lại được, đó không chỉ là lời dạy của Đức Phật mà còn là tri thức không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nên trân quý thân này và xem trọng những nhân duyên vốn có. Cái gì là khó được? thân người là khó được? Chỉ có con người mới có thể tu tập, tạo lập công đức và cũng chỉ có con người thì mới có thể tu hành thành Phật. Cho nên chúng ta phải biết trân quý cơ duyên này , sử dụng thân này để tu tập và phụng sự giúp ích cho đời cho người. Danh lợi không thể mang theo được, chúng ta đến cõi đời này bằng tay không nên lúc ra đi cũng tay trắng mà thôi. Nhưng thường thì con người mê muội , tham đắm những danh lợi thế gian, gây ra nhiều tội lỗi, thiện ác đương nhiên có báo ứng, như vậy là làm cho đời sau còn thêm đau khổ. Hãy trân trọng hiện tại, tuân theo chánh pháp, phản bổn quy chơn là mục đích tu hành của chúng ta.
Namo Sakya Muni Buddha
Nguồn GDPTTG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét