Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

CHỮ HẠNH TRONG SINH HOẠT GĐPT

Nhân ngày Vía Đức Quán Thế Âm ngày 19 tháng 02 Âm lịch GĐPT xin đăng bài viết của Thị Nguyên về chữ Hạnh của Nữ GĐPT . Trân trọng giới thiệu.


CHỮ HẠNH TRONG SINH HOẠT NGÀNH NỮ GĐPT
           Chữ Hạnh trong sinh hoạt ngành nữ có nghĩa là LÀM, có nghĩa là ĐI, có nghĩa phản ánh chân dung của một nữ nhân chánh chơn thể hiện phong cách dung nghi tế hạnh qua các động thái đi đứng nằm ngồi, uống ăn giao tế, tiếp xử cách vật có sức thu hút thuyết phục mọi người một cách không lời. Thuật ngữ nhân gian gọi là cái nết. Thành ngữ chúng ta có câu “ Cái nết đánh chết cái đẹp” là vậy.
           Đức Quán Thế Âm biểu tượng của hạnh Từ Bi của Phật Giáo thường xuất hiện nơi cỏi Ta Bà dưới bóng dáng của một người nữ thanh khiết tay cầm nhành dương liễu biểu tượng của sự sống và niềm tin yêu đầy hy vọng. Tay cầm Tịnh Bình chứa nước Cam Lồ dịu mát phổ độ cho chúng sanh nguồn năng lượng vô biên thiện lành để thăng hoa cuộc sống.

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

          Thưa Anh Chị Em Áo Lam,

           Người ta nói “những tư tưởng lớn thường gặp nhau” thật đúng. Như trong câu chuyện xa xưa “sự tích đôi giày”, có phải ngụ ý cũng giống như những lời dạy của đức Phật hay không _ Một ông vua kia rất thương dân, một hôm nghĩ ra rằng người dân nghèo đi chân đất, sẽ bị đạp gai đau đớn lắm nên vua ra lệnh cho các quan trải da thú hay lá cây xuống đất để giúp cho chân của người dân khỏi đau… các quan cố gắng hết sức nhưng có quá nhiều người đi trên khắp các con đường khác nhau nên ngày nào cũng có người bị đạp gai, chảy máu… May thay, có một ông quan thông minh dâng lên cho vua một sáng kiến: thay vì trải da thú trên đường thì hãy cho mỗi người 1 mảnh da thú vừa đủ để họ bao 2 chân của họ lại, từ đó người ta làm ra đôi giày để che chở bàn chân.
          Câu chuyện này là một chuyện thật, nhưng chúng ta có thể từ đó rút ra những bài học cho mình. Trước hết, thay vì phải lót thảm khắp nẻo đường để đi cho êm chân thì chúng ta hãy tự nghĩ ra cách để dù đường không có thảm chúng ta vẫn có cách làm cho êm chân như thường. Cũng vậy, nếu không thay đổi được hoàn cảnh, ta hãy tự thay đổi chính chúng ta: thay đổi cái nhìn, thay đổi quan điểm sống, thay đổi thái độ, cách ứng xử v..v..

           Thật vậy, có những người chỉ thích mùa xuân hay mùa thu còn mùa đông hay hè đến thì than van, khổ sở ; tương tự như vậy, có người chỉ thích trời nắng, mùa mưa thì họ coi như không làm gì được, cũng nhăn nhó, bực bội! Như vậy, mỗi năm những người đó chỉ sống hạnh phúc, thoải mái được một mùa! Họ quên rằng bốn mùa là luật tuần hoàn tự nhiên, chúng ta không theo qui luật tự nhiên là tự rước phiền não vào cho mình! Đó là chưa nói cây cối cần mưa, thậm chí cần những cơn giông, có sấm sét v.v.. nữa.

           Đối với con người, chúng ta thử soi lại mình xem, có phải chúng ta cũng có những tình cảm yêu-ghét lấy - bỏ như câu ca dao:
Khi thương, thưong cả đường đi
Khi ghét, ghét cả tông chi họ hàng!
          Những sự yêu ghét lấy bỏ ấy, những thành kiến ấy có đúng không? có công bằng không v.v.. đó là những câu hỏi chúng ta cần tự đặt lại cho mình. Đó là những phân biệt đối xử mà nguyên nhân là những hạt giống bất thiện trong ta: ích kỷ, tự ái, cố chấp, giận hờn v.v..

           Những hạt giống bất thiện ấy làm cho cái nhìn của chúng ta trở nên lệch lạc, nhỏ nhen, méo mó, sai lầm, giống như chúng ta mang cặp kính đen thì nhìn bầu trời xanh cũng thấy đen ngòm vậy!

           Hiện tượng này nói theo ngôn ngữ Phật Pháp là “tâm thức bị mắc kẹt” và chính sự mắc kẹt đó làm cho cuộc đời chao đảo, nghiêng ngả, và làm ảnh hưởng đến những người chung quanh ta nữa… Để đối trị, chúng ta cần bồi dưỡng thêm cho tâm chúng ta những hạt giống tha thứ, yêu thương, hoan hỷ, thông cảm …

                                                                                                     BBT

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Hình Ảnh: Ứng Hoá Của Bồ Tát Quán Thế Âm




1. Cáp Lỵ Quán Âm: Vua Đường Văn Tông thích ăn thịt con hàu, một ngày nọ vua bắt được một con sò lớn, vua dùng dao mổ hoài mà không mở được vỏ sò, ông mới đốt hương cầu nguyện, con sò hóa thành Quán Âm Đại Sĩ. Nhà Vua triệu vị thiền sư đến nói: người đáng dùng thân đặng được độ, thì hiện thân này mà nói pháp. Hiện thân Đại Sĩ là việc hy hữu không tin hay sao. Nhà vua rất vui liền ban chiếu chùa chiền trong khắp thiên hạ tạo tượng Đại Sĩ để tôn thờ. Đây là sự tích của Cáp Lỵ Quán Âm.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

                          CHÀNG NGỐC.

       Sau lũy tre xanh kia là gia đình của đôi vợ chồng son. Chị buôn bán đảm đang, anh siêng năng chất phác. Tuy gặp nhau đã tám, chín năm mà chưa có con cái gì cả, song vợ chồng rất hòa thuận và tin yêu nhau hết lòng. Nhờ sự đồng tâm nhất trí, lại biết cần kiệm dành dụm nên không bao lâu anh chị được giàu to. Đại phàm khi lùi xùi thì không nói, chứ đã giàu mà thiếu chữ “sanh” sao coi không được. Vả lại phương ngôn có câu: “Vợ ngoan làm quan cho chồng” chị liền đem vàng mua cho anh hai chữ “bá hộ”. Thế là khi có đình đám đâu, anh cũng có áo địa xanh, khăn chữ nhất bệ vệ đi trước, chị thì tóc đuôi gà, dày hàm ếch đủng đỉnh theo sau.
Người ta thường bảo “phước bất trùng lai” (phước không khi nào đến hai lần) nhưng anh chị nhà này đã “cách mạng” câu nói ấy. Vì sau khi ăn khao bá hộ thì chị sanh hạ một cậu con trai. Vì hiếm hoi nên vợ chồng đặt tên con là “Cái Ngốc”. Ngốc siêng ăn, chống lớn, dễ nuôi, thấm thoắt thế mà đã lên mười rồi đấy, vợ chồng cho con nhập học ở ngay trường làng. Xưa nay hễ phú quý thì sanh lễ nghĩa, nên anh chị nuôi một chú bé cũng trạc tuổi con để ngày hai buổi ôm tráp hầu cậu đến trường. Tưởng đặt Ngốc chơi ai ngờ ngốc thật, thầy hét rầm rát cả, chữ nhất cũng không vô. Một tráp đựng đầy nghiêng với bút, mà trong lòng chẳng có chút văn chương. Tuy học chậm nhưng lớn mau. Cái Ngốc đã thành cậu Ngốc, một thanh niên mười tám tuổi.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

PHẬT LỊCH ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?




 
     Phật lịch được tính bắt đầu từ khi đức Phật nhập Niết Bàn, chứ không tính từ ngày Phật Đản là ngày Thái Tử Tất Đạt Đa mới vừa đản sanh chứ chưa thành Phật. Điều lý giải này cũng hợp lý và không mấy khó hiểu nhưng có người lại đặt câu hỏi: Vậy thì 80 năm trụ thế và hành đạo của đức Phật tính vào đâu? Nếu thế sao không tính Phật Lịch từ khi ngài thành đạo? Thắc mắc này cũng không hẳn là không có lý.
     Để tìm hiểu Phật lịch của Phật Giáo được tính như thế nào, thiết nghĩ trước tiên cần phải tham cứu một vài yếu tố thông tin căn bản.

Niên đại; những điểm mốc lịch sử và sự dị biệt:

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

ƯỚC NGUYỆN VÀ HẠT GIỐNG




  Các Anh Chị Em Áo Lam kính mến!
           Thuở xưa có hai đứa trẻ cùng tuổi, cùng dáng vóc, chơi rất thân thiết với nhau và đều có những ước nguyện tốt đẹp như nhau.
  
“Nhưng làm thế nào để thực hiện được ước nguyện ?”.
  
Cả hai đứa trẻ đều suy nghĩ, băng khoăn mà chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi chung đó. Một hôm hai đứa rủ nhau đến thỉnh cầu một vị Thầy.
  
Sau khi nghe hai đứa trẻ trình bày, vị Thầy lấy ra cho mỗi đứa trẻ một hạt giống Lúa và bảo: “Đây chỉ là hạt giống Lúa bình thường mà thôi, nhưng ai mà có thể giữ gìn nó tốt nhất thì người đó sẽ tìm ra cách thực hiện Ước nguyện của mình!”. Nói xong vị Thầy bỏ đi.
 
 Mấy năm sau, vị Thầy gặp lại hai đứa trẻ (bây giờ đã trở thành hai chàng trai cao lớn) và hỏi hai người về việc giữ gìn hạt giống Lúa mà Thầy đã đưa từ dạo nọ.
 
          Chàng trai thứ nhất, lấy ra một chiếc hộp rất đẹp, được buột rất kỹ bằng nhiều vòng dây và nói: “Con đã cất kỹ hạt giống Lúa trong chiếc hộp nầy và suốt ngày  luôn giữ gìn bên mình!”.
  
Vị Thầy đưa mắt nhìn, nhưng bất giác lắc đầu buồn bã…
 
 Chàng trai thứ hai, mặt mũi rám nắng, bắp thịt hai tay rắn chắc, ngực nở nang vạm vỡ khác hẳn dáng vóc của chàng trai thứ nhất, vui vẻ chỉ ra cánh đồng bao la và nói: “Thưa Thầy, con đã mang hạt giống Lúa Thầy cho vùi xuống đất, mỗi ngày chăm tưới, bón phân… Từ hạt giống Lúa ấy, sinh sôi nẩy nở, thành ra Con có nhiều hạt giống Lúa khác và nay đã tràn ngập khắp cánh đồng”.
 
 Vị Thầy mừng lắm, cười vang lên và khen: “Ước nguyện của con cũng giống như hạt giống Lúa đó. Chỉ chăm chăm giữ nó thì nó đâu có sinh sôi nẩy nở được gì đâu! Chỉ khi ta dùng sức lực và trí óc của mình mà chăm bón, vun trồng thì nó mới nẩy Mầm, kết Hạt, trở thành những Hạt giống tốt!”.
         
          Kính chúc Anh Chị Em Áo Lam một mùa DŨNG thực hiện ý chí xuất trần của Thái Tử Tất Đạt Đa thành tựu viên mãn./.                                                              
                                                                             Thiện Hạnh sưu tầm.
                                                                                                nguồn Nhà Lam Bìmh Định

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

BÀN KẾ HOẠCH NGÀY DŨNG

     Chủ nhật ngày 10 tháng 3 năm 2013. Sinh hoạt thường kỳ nhưng hôm nay đặt biệt hơn một chút. Sau Lễ Phật, Lễ Đoàn, Câu chuyện dưới cờ xong, Anh LĐT giao cho Đoàn trưởng trực nhật điều khiển buổi sinh hoạt thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm NGÀY DŨNG - Vía Đức Phật xuất gia.
     Trách nhiệm chính được giao cho các anh chị tân Huynh trưởng vừa tốt nghiệp trại Lộc Uyển khoá 34 Bình Định thực hiện
      Yêu cầu tổ chức trong một ngày ( 12 giờ). Có các trò chơi vận động, Tìm hiểu Phật pháp, nấu ăn...
      Sau 1 giờ thảo luận kế hoạch đệ trình lên là:

06giờ00 Có mặt
06giờ15 Lễ Phât, Lễ Đoàn, Câu chuyện dưới cờ.Ý nghĩa ngày Dũng
07giờ30 Các trò chơi nhỏ
09giờ00 Thi viết văn
10giờ00 Thi nấu ăn
11giờ 30 Ăn cơm
12giờ 30 Nghỉ trưa
13giờ 30 Tìm hiểu Phật Pháp
14giờ 30 Thuyết trình Ba đề tài:- Ngũ giới - Thập Thiện - Bát chánh đạo.
16giờ 00 Trò chơi nhỏ
17giờ 00 Tổng kết trao thưởng
17giờ 45 Dây thân ái

      Sau khi xem xét anh LĐT cơ bản nhất trí nhưng chưa phê duyệt vì chưa phân công cụ thể nhiệm vụ của từng huynh trưởng phụ trách từng môn và chưa có dự trù kinh phí.
      Vậy là sau 30 phút kế họach được duyệt.
      Năm nay Ban huynh trưởng tập lần cho các anh chị mới trúng cách trại Lộc Uyển 34 tự điều hành một ngày lễ lớn, có sự kèm cặp theo dõi của Ban Huynh trưởng. Vì điều kiện các đoàn sinh bận đi học thêm nhiều quá nên không thể tổ chức dã ngoại được, số lượng đoàn sinh cũng biến động liên tục trong ngày theo giờ học của từng lớp nên phải thật sự linh hoạt.
Khó đấy nhưng hãy đi khắc đến mà.


Đoàn Oanh Vũ nữ trực Lễ Phật

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

KHAI KHÓA CÁC BẬC HỌC KIÊN-TRÌ-ĐỊNH



                                                                                           GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
                BHD PHẬT TỬ B-Đ                                       TỈNH HỘI PHẬT GIÁO BÌNH ĐỊNH
      BHD PHÂN BAN GĐPT BĐ                                                   *****O*****
                    *****o*****
        Số: 08   /PB-BĐ/TB                                          PL 2556 Quy Nhơn Ngày 08 tháng 03 năm 2013
                                
                                                THÔNG BÁO
            Về việc khai khóa các bậc học Kiên – Trì – Định – Lực năm học 2012-2013
           
            Kính gửi: - Các Anh Chị Ban Viên BHD Phân Ban GĐPT Bình Định
                             - Quý Anh Chị Ban Điều Hành GĐPT các Huyện,Thị Xã, Thành Phố.
                             - Các Đơn vị GĐPT trực thuộc trong Tỉnh Bình Định.
         Thực hiện chương trình tu học và huấn luyện năm 2013 của BHD Phân Ban GĐPT Tỉnh Bình Định. Ban Điều Hành các bậc học Kiên-Trì-Định-Lực tiếp tục mở lớp cho các bậc học theo chương trình tu học của niên khóa  2012-2013 như sau:
      1/ Thời gian và địa điểm học tập:
        Các học viên bậc Kiên-Trì-Định tập trung khai khóa vào lúc 08 giờ 00 ngày 24 tháng 03 năm 2013 (nhằm ngày 13/02/Quý Tỵ) và kết thúc khóa học vào lúc 16 giờ 00 cùng ngày. Địa điểm học tập tại Chùa Minh Tịnh số 35 Đường Hàm Nghi TP Quy Nhơn.
   Các đề tài cần nghiên cứu theo chương trình năm học 2013 gồm có:
   Buổi Buổi sáng ngày24/03/2013: Đề tài Nhân Quả-Nghiệp Báo-Luân Hồi (Ba Bậc học chung)  
   Buổi Buổi chiều ngày 24/03/2013: Đề tài Ý nghĩa cờ Phật Giáo.   ( Bậc Kiên)
   Buổi chiều ngày 24/03/2013: Lịch sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam. (Bậc Trì+Bậc Định)
   Tiền ăn buổi trưa và tiền tàu xe đi về các học viên tự sắp xếp.
   2/ Đối với học viên Bậc Lực:
   Học viên Bậc Lực tự nghiên cứu ôn tập, chuẩn bị viết Tiểu luận năm thứ hai (tự chọn đề tài theo chương trình đã học năm thứ hai).Trước khi lên đường dự thi kết khóa năm thứ hai theo lịch dự thi của Trung Ương, Ban điều hành Bậc Lực Tỉnh sẽ tổ chức ôn thi và kiểm tra đề tài viết tiểu luận. 
  Thòi gian kiểm tra vào cuối tháng 04/Quý Tỵ.
   Kính chào Tinh Tấn – Phật sự viên thành./.
       Nơi Nhận:                                                       TM/ BHD PHÂN BAN GĐPT BÌNH ĐỊNH
- H.T Trưởng Ban HDPT                                          PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
“Kính tri tường”
-         Như trên:                                                                                  Đã ký
“Để phối hợp và phổ biến”                                           Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ
- Lưu – VP/BHD-PB-BĐ
     

Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia

Phật Pháp:


CuocDoiDucPhat13 Kỷ niệm ngày Đức Ph�t Th�ch Ca xuất gia

Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia
Biên soạn: Huệ Minh
     Ngày 29/2/2007, nhằm ngày 8/2/ Nhâm Thìn, Phật lịch 2555,  nhân loại nói chung, đại gia đình Phật tử thế giới nói riêng lại thành tâm tưỏng nhớ, kỷ niệm hơn hai ngàn năm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu Đạo để trở thành Đức Bổn sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhân ngày kỷ niệm trọng đại này, chúng ta cùng ôn lại một số sự kiện lịch sử – tôn giáo có liên quan đến sự kiện hy hữu đó.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

MÙNG TÁM THÁNG BA 2013

Sáng mùng 8 tháng 3, Tại Chùa Thiên Phước- Thị Trấn Phú Phong, buổi họp thường kỳ của Ban Đại Diện GĐPT huyện Tây Sơn ( mở rộng).
Như mọi lúc phải đến 08 giờ 30 phút mới bắt đầu được. Dù muộn vậy nhưng anh chị em đều vui vẻ chờ. Ai cũng bận hết mà. Sáng ra, có anh thì lo cắt cỏ, đổ nước cho bò, anh tranh thủ vãi nắm phân... có chị thì cơm nước cho chồng con, tranh thủ quét cái sân, rửa cái chuồng heo. Rảnh nhất thì cũng phải lo chở cháu nội đến lớp...Ấy vậy mà vẫn hăng hái họp hành, hăng hái làm phật sự.
     Mở đầu buổi họp, Anh Như Minh dẫn chương trình thay mặt Ban Đại Diện có lời chúc mừng các Bà, các Mẹ, các Chị nhân ngày Quốc tế phụ nữ 08 - 03. Thế là các anh mới À...À quên mất. Kể ra cũng không có gì để trách. Công việc đè nặng lên vai, lên đầu với lại phần lơn đã lớn tuổi không còn làm việc cơ quan nữa nên có tiếp xúc với bên ngoài nhiều nên không để ý. Mà lại cũng ỷ già rồi nên lo chi ba chuyện đó... Rõ khổ!
     Sau buổi họp thành công. Thầy Nhuận Lực - Trú trì chùa Thiên Phước dọn bánh ngọt liên hoan mừng ngày 08-03.
     Anh Quảng Xuân trưởng BĐD mời tất cả anh chị em ra quán nước gần chùa để uống nước chiêu đãi chị em."Lễ mà quên, giờ xin đền"


Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ - MẸ !!!

Nhân ngày mùng 08 tháng 3 ngày "QUỐC TẾ PHỤ NỮ" GĐPT gửi đến các anh chị em clip về sự hy sinh vô bờ bến của một người MẸ. Có lẽ NGƯỜI MẸ nào cũng vậy.
Hiếu kính với CHA MẸ chính là KÍNH PHẬT  đấy các anh chị em ạ!
Kính chúc các MẸ mạnh khoẻ và luôn được hạnh phúc.
.


THĂM HỎI ĐOÀN SINH GẶP KHÓ KHĂN

         Hôm Chủ nhật vừa rồi, trong lúc đến sớm trước giờ sinh hoạt thường kỳ; ngồi tâm sự với hai chị em Oanh vữ nữ Kim Thương và Kim Chi mới biết gia đình em đang gặp khó khăn cấp bách- chúng tôi đã biết gia đình em thuộc diện nghèo, mới hồi Tết âm lịch đã có thăm và tặng quà rồi-
          Nhà Kim Thương có 5 người - Ba của Kim Thương bị tâm thần nhẹ, chi Nhớ của em cũng bị tâm thần, Kim Thương học lớp 6, Kim Chi học lớp 2 - Kim Chi nhỏ lắm, suy dinh dưỡng mà; lần đầu gặp em tôi cứ ngỡ là em học mẫu giáo - Chỉ có một mình mẹ quần quật làm đầu tắt mặt tối để lo cho cả nhà. Mẹ thì có nghề nghiệp gì đâu, sinh ra lớn lên ở quê, nhà nghèo nên nghỉ học sớm, có chồng, có con, đẻ ra ba cô con gái cả. Con lớn lại bị bệnh tâm thần. Chồng thì đau ốm hoài lại có bịnh nghiện rượu, uống nhiều giờ đã bị bệnh tâm thần lúc tỉnh, lúc khờ, một mình mẹ lo toan.
      - Tết xong bịnh ba trở nặng, phải đưa đi nhập bệnh viện Tâm thần ở Qui Nhơn. Đến thứ hai này bệnh viện cho xuất viện về nhà nhưng không có 1 triệu đồng để nộp viện phí, còn em thì thứ hai này cô giáo nhắc nộp tiền học phí... giờ má em cũng không biết làm sao nữa.! Kim Thương rơm rớm nươc mắt kể .
         Chiều sinh hoạt về lòng tôi nặng trĩu, buồn vô hạn. Làm gì để giúp được em mình trong hoàn cảnh khó khăn này. Bàn với anh chị trong Ban huynh trưởng xong , tôi đi vận động quyên góp. Không dám xin người lạ tôi cứ xin anh chị em ruột mình, họ hàng mình, Huynh trưởng GĐPT thôi. Tôi lo lắm chưa biết nói sao. Nhưng mừng quá ! Gặp ai, tôi mới nói sơ một lần thì ai cũng chép miệng" tội quá" và vui vẻ nói - cho chị góp một ít. Tôi ngộ rằng còn nhiều người tốt lắm nhưng có thể người ta chưa có điều kiện để thể hiện ra thôi. Mới xin 5 người đã đủ số tiền tôi cần rồi.
(Anh Nhã, Kim Chi, Kim Thương. Ba,Mẹ,chị Nhớ của 2 em)
     Ngày 06 tháng 3 năm 2013 sau khi quyên góp được tiền rồi, chúng tôi thưa với Thầy Cố vấn và xin phép được đi thăm và uỷ lạo gia đình em Kim Thương - Kim Chi . Thầy Cố vấn bùi ngùi nói còn nhiều gia đình đoàn sinh khó khăn lắm, việc các anh chị làm là tốt, việc nên làm, sức mình bao nhiêu thì làm được bấy nhiêu, giúp được bao nhiêu quý bấy nhiêu...
     Đến nhà Kim Thương, Kim Chi mừng rỡ, chạy ra đón Anh Thi, Anh Nhã vô nhà. Căn nhà cấp 4 trông thấy sạch sẽ, nhưng vật dụng chẳng có gì giá trị cả ngoài bộ bàn ghế loại rẻ tiền.

  
Cả nhà của Kim Chi
          Tôi hỏi Anh chị có bảo hiểm không? Sao nhà mình không xin địa phương xác nhận là hộ nghèo để miễn học phí cho các em?
         Mẹ Kim Thương cười như mếu kể:
        - Thì ngày xưa giờ nhà em thuộc diện hộ nghèo. Nhà em thì lụp xụp và ở vùng nước ngập vào mùa mưa, nên năm 2011 được địa phương hổ trợ 12 triệu đồng để làm nhà. Nhà em phải vay thêm 20 triệu nữa để đôn nền cho cao khỏi ngập và làm cho xong cái nhà , chớ mấy anh cũng biết 12 triệu thì làm nhà làm sao? Hai năm nay cày trả nợ gần chết mà tới giờ cũng chưa hết. Đã vậy mà " Ông Ủy ban" còn cắt mất cái suất hộ nghèo của nhà em rồi vì có nhà ngói. Biết vậy thì làm nhà làm gì mang nợ phải hông mấy anh?
       Tôi thấy cũng nực cười cho cái chính sách xã hội hổ trợ người nghèo này. Bản chất chính sách này là tốt nhưng khi áp dụng vào thực tế như trường hợp này thì cười ra nước mắt. Muốn giúp họ thoát nghèo thì họ lại nợ thêm mà còn bị cắt suất nghèo , thiệt là tréo ngoe.
     Trao tiền hổ trợ xong, chúng tôi động viên anh cai rượu để giữ gìn sức khoẻ. Động viên chị cố gắng vượt qua khó khăn , giữ gìn sức khoẻ để đủ sức làm lụng nuôi gia đình, động viên chị em Kim Thương - Kim Chi cố gắng học hành để khỏi phụ lòng những người yêu thương mình.
     Số tiền tuy không lớn, nhưng " miếng khi đói hơn gói khi no" mà. Cầu mong cho cho gia đình em vượt qua lúc khó khăn này. Chắc cũng động viên được Ba Mẹ em nhiều lắm vì ít ra cũng có được sự quan tâm của mọi người.
     Ra về lòng tôi buồn vui lẫn lộn.
     Buồn vì thế gian này còn nhiều người khổ quá, vui vì thế gian này còn nhiều người tốt .
    Cảm ơn những tấm lòng vàng đã giúp chúng tôi làm được việc này.
               
                                                                                                          NHƯ MINH



Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

THƠ NHƯ VŨ:


                  TỪ ĐỘ MAI VÀNG
  
            Ra đi ,
                                từ độ mai vàng
                         
            tấm thân là gió
            đại ngàn thông reo
                         
          chân chim
          qua suối qua đèo…
                         
          mây trôi đồng vọng
          trăng treo đỉnh đầu !
                         
          nhục vinh
          muôn vẻ muôn màu
                         
          qua cầu ngã nón
          cuối đầu chào nhau
                         
          hôm nay
          đến  tận ngàn sau
                         
          tâm không một vật
          nhìn nhau mà cười …

                   Sài Gòn 2013
                 Nguyễn Ngọc Thơ

                                                                       
                             SẮC  GIAO  MÙA

                           Tiếng chim hót , mùa xuân đang nhỏ giọt
                           Đất trời say xanh trải mộng mênh mông
                           Nắng đong nắng ấm tình hoa đầy nội
                           Nụ  yên bình ong , bướm lượn đào nguyên
                           Đêm nguyên tiêu ru khúc đàn yếm nguyệt
                           Dạ bồi hồi đưa hạ đỏ tương tư …

            Gió ơi gió , mùa thu khơi tiển biệt
            Lá rơi vàng phơi xác úa tàn giông
            Mây trút nước cành trơ cây lặng ngó ?
            Se cô đơn sắc ủ sợi  hoàng hôn
  Nén niềm đau chắt chiu từng nhịp thở
  Buốt nhức tận lòng  xám rét tình đông !

                Đời cứ thế ,mùa đan mùa xa nhớ
                Dấu thời gian sông núi chảy tràn hương
                Lịm mắt biếc những phút giây nồng tím
                Ngất ngây cười sóng vỡ gọi trùng dương
                Nguồn ân ái lay bể người mắc nghẹn
                Trắng bài ca cội rễ hóa thiên thu …

                                          Sài Gòn 2013
                                                Nguyễn Ngọc Thơ  

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

THÔNG BÁO CỦA BAN HƯỚNG DẪN

  Ban Hướng Dẫn Phật Tử                        GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Ban Hướng Dẫn Phân ban GĐPT        TỈNH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO BÌNH ĐỊNH
            Tỉnh Bình Định
          Số: 07/TB-GĐPT                                       BI- TRÍ- DŨNG
THÔNG BÁO
      “V/v : Tổ chức kỷ niệm Ngày Vía xuất gia mồng 8 tháng 2 Quý Tỵ (2013)
         
          Kính gửi: -Quý Anh Chị Ban viên BHD-PB GĐPT Bình Định 
           - Quý Anh Chị Ban Đại Diện GĐPT tại các Huyện, Thị Xã, Thành Phố
Ngày vía Xuất Gia hằng năm (08/02Âm lịch) đã trở thành truyền thống ngày DŨNG của tổ chức GĐPT-VN và GĐPT Bình Định nói riêng đánh dấu sự sinh hoạt của Ngành Nam tại các đơn vị.
          Trong dịp này BHD-PB.GĐPT Tỉnh có ý kiến và nhắc nhở các đơn vị GĐPT trong tỉnh như sau:
          -Vào dịp này nếu có điều kiện tổ chức kỷ niệm nên tổ chức hình thức gọn nhẹ, tiết kiệm, trong khuôn viên các chùa có GĐPT.
          -Nếu có di chuyển các đơn vị khác để giao lưu thì phải báo trình nơi  đến, khi di chuyển nên lưu ý việc an toàn giao thông, tránh sự bất cẩn có thể gây ra tai nạn.
          -Vì đây là ngày học của học sinh và ngày làm việc của H.Tr (nếu là CB.CNVC) và đoàn sinh ngành Thiếu, nên nghiên cứu tổ chức gọn nhẹ trong 01 buổi hoặc tối đa 01 ngày.
          Trên đây là những điều cần nhắc Quý Anh Chị H.Tr và đoàn sinh trong ngày vía Xuất Gia hằng năm. Rất mong Quý Anh Chị phổ biến và thực hiện tốt để tránh mọi sự thiếu xót có thể xảy ra
          Kính chúc Quý Anh Chị  thân tâm an lạc, thành tựu mọi sinh hoạt trong tinh thần Đoàn kết –Hòa Hợp- An Toàn
                                       TM Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT-BĐ
Nơi nhận                                              P.Trưởng Phân Ban thường trực
-như trên
-HT.TB-HDPT tỉnh
-Chư vị Phó Trưởng BHD_PT tỉnh          H.Tr Cấp Tấn Nguyên Hiệp Nguyễn Văn Đệ
-Lưu BHD PB GĐPT

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

          Anh chị em Huynh trưởng và Đoàn sinh thân mến.

           “Phật Pháp tại thế gian” Phật chỉ cho chúng ta, trong thế gian nầy: Tam khổ là Khổ khổ - Hành khổ - Hoại khổ, Bát khổ là Sinh – Lão - Bệnh - Tử - Ái biệt ly – Cầu bất đắc - Oán tăng hội - Ngũ ấm xí thạnh luôn bao vây chúng ta. Dục lạc (vui sướng) cũng luôn luôn hiện hữu quanh đây. Thế nhưng sao cứ vượt khỏi tầm tay mà gánh nặng trên vai là muôn vàn phiền não. Cho nên muốn vui sướng phải nhân nơi nầy mà triệt bỏ các nhân tố làm phiền não phát sanh, tinh tấn gieo nhân tốt hạnh lành. Phải biết vui sướng trong tinh thần tri túc (biết đủ). Vui sướng không có chi sai quấy, nó là đứa đày tớ tốt, nhưng là một ông chủ tệ hại vô cùng. Không để cho vui sướng vượt tầm kiểm soát, đó là điều cần đủ để an lạc tự tại và đây là tinh thần “Bất ly thế gian giác”.

           Đạo Phật là đạo nhân bản, không nói chuyện xa lạ viễn vông, nhân cuộc sống nầy mà góp phần đưa cuộc sống ngày một tốt đẹp, an lành hạnh phúc hơn. Không triệt phá loại bỏ ly khai những nhân xấu hạnh tà mà mưu cầu hạnh phúc.
          Anh chị em thân kính!
           Phật Pháp nhiệm mầu không phải ở chổ quá cao xa mà là ở chổ quá gần gũi, hiện thực quanh ta. Đạo Phật là đạo để tu chứ không phải để nói, để thuyết. Tu thì phải sửa. Sửa từ nhân cách phẩm hạnh giao tế nói năng đi đứng nằm ngồi rồi mới nói đến tư duy lý tưởng, tri kiến.

           Nếu tư duy, kiến thức không đặt trên nền tảng nhân cách phẩm hạnh nầy thì đó là “Thế Trí Biện thông” một trong tám nạn làm khổ lụy đời người, cho nên kinh “ĐẠI PHƯƠNG TIỆN” Phật dạy: Thế nhân lại phải nên biết nhân cách phẩm hạnh của một con người lại phải đặt trên nền tảng hiếu hạnh. Phật hạnh không ngoài hiếu hạnh. Phật tâm không ngoài hiếu tâm. 
           Anh chị em chúng ta phải tinh tấn hành trì.
           Thân ái cùng tất cả anh chị em./.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

HAI PHO TƯỢNG ĐỀ XUẤT KỶ LỤC CHÂU Á

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á
Cận cảnh hai pho tượng được đề xuất kỷ lục châu Á
Phật Di Lặc với nụ cười từ bi, an nhiên 

          Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục vào ngày 2/1/2006. Tượng được đặt trên núi Thiên Cấm Sơn (núi đẹp như tấm lụa, cao 710m so với mặt nước biển), một ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí, Phật Di Lặc (thuộc chùa Phật Lớn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) tọa lạc uy nghiêm, thanh thoát nhưng rất gần gũi giữa không gian núi rừng. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và chiếc bụng to đặc trưng của Ngài.

          Tượng có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu của tượng là 33,6m, diện tích bệ tượng 27x27m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép, trong khuôn viên tượng Phật rộng 2,2ha. Thời gian thi công tượng từ tháng 2.2004 đến tháng 12.2005, với lượng nhân công thường xuyên khoảng 60 người.
Cận cảnh hai pho tượng được đề xuất kỷ lục châu Á
Toàn cảnh khu an vị tượng Di Lặc 

          Chân đế bệ tượng làm bằng đá lung linh gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa là một khối kim cương. Mặt bằng tổng thể khu vực tượng đài Phật Di Lặc là một công viên, trang trí thảm hoa. Đây là công trình văn hóa nghệ thuật tôn nghiêm, có quy mô, độc đáo và lớn nhất Việt Nam.

          Điều đặc biệt là khi đứng ở vị trí nào ở các vồ, đỉnh của núi Cấm đều thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười bao dung, hiền hậu.


Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi 
dài nhất châu Á

          Pho tượng Phật nhập Niết bàn (trên đỉnh núi) dài nhất, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập vào ngày 2/1/2006, được an vị tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ trên Núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).
Cận cảnh hai pho tượng được đề xuất kỷ lục châu Á
Cận cảnh khuôn mặt tượng 

          Tượng Đức Phật nhập Niết bàn được hoàn mãn theo lòng thành của hòa thượng và chúng sinh, là pho tượng được làm hoàn toàn bằng công sức lao động của con người, cùng với sự hỗ trợ của đông đảo Phật tử khắp các tỉnh miền Nam, không dùng máy móc hay cần trục.

          Pho tượng được tạo tác ở thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, an nhiên gối đầu lên tay. Công trình bằng bê-tông cốt thép phủ vôi trắng có tổng thể chu vi 832 mét, tượng trưng đầy đủ hình tứ thánh lục phàm và thất chúng Phật tử.

          Đức Phật dài 49 mét tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt, ngang nơi bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m, cao từ vai xuống là 12,2m. Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì thi công từ năm 1963 đến năm 1966.

          Bên dưới tượng là những tam cấp được nối kết bằng những đá chẻ, phía sau lưng tượng là vách núi và cây rừng cổ thụ thâm u, tĩnh mịch.

Cận cảnh hai pho tượng được đề xuất kỷ lục châu Á
Toàn cảnh pho tượng 

          Cách thể hiện những đường nét trong bộ cà sa trên thân tượng rất đơn giản nhưng sâu sắc như triết lý của đạo Phật. Tượng Phật Niết bàn toát lên vẻ an lạc trong một cấu trúc tôn nghiêm nhưng giản dị.

          Trên đây là những thông tin cơ bản về 2 tượng Phật Việt Nam. Hàng năm, nơi an vị 2 tượng Phật này có hàng trăm ngàn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và chiêm bái. 

Nam Minh
Nguồn VTC New 28022013